- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hoa quả nhập khẩu vẫn “nhập nhèm” xuất xứ
Hiện nay, người tiêu dùng thường có nhu cầu tìm mua các loại hoa quả nhập khẩu vì lo ngại rau củ quả ngoài chợ xuất xứ từ Trung Quốc.
Lập lờ “đánh lận con đen”
Theo khảo sát tại các quầy hàng hoa quả nhập khẩu, hoa quả Newzealand đang được bày bán phổ biến là kiwi vàng, kiwi xanh, cherry, táo Ambrosia… Các loại hoa quả Úc như na, cherry, cam, táo, nho… Dù giá bán của những loại hoa quả nhập khẩu này cao hơn hẳn so với mặt của thị trường trong nước nhưng có khá nhiều gia đình vẫn chọn mua những loại quả này do tin tưởng hoa quả nhập khẩu sẽ đảm bảo về chất lượng, không có hóa chất bảo quản, tồn dư thuốc trừ sâu.
Không chỉ xuất hiện tại các cửa hàng, siêu thị mà hiện nay, các loại hoa quả nhập khẩu còn có mặt tại các chợ cóc, thậm chí đến cả người bán hoa quả rong cũng kinh doanh mặt hàng này. Tuy nhiên, chính việc xuất hiện một cách ồ ạt, bất thường với giá rẻ khiến người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng của các loại hoa quả nhập khẩu hiện này.
Không chỉ bày bán ở chợ, nhiều mặt hàng hoa quả nhập khẩu còn được quảng cáo tại các trang web mua bán trên mạng Internet. Do vậy, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm rất khó. Người bán mặc sức quảng cáo rầm rộ, bán giá thật rẻ để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, còn chất lượng sản phẩm thì lại bị bỏ ngỏ.
|
|
Theo khảo sát tại một số chợ đầu mối về hoa quả như chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân... luôn có số lượng rất lớn các loại hoa quả nhập, chủ yếu là từ Trung Quốc có không ít những cửa hàng, người bán hàng tại các chợ đến đây nhập hoa quả có nguồn gốc Trung Quốc rồi đóng gói, bán với giá hàng nhập khẩu từ Australia, New Zealand, Mỹ...
Cách đây một tuần, nhiều phương tiện truyền thông đều đồng loạt đưa tin, theo số liệu được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cung cấp từ đầu năm đến nay, Việt Nam chưa nhập lô hàng hoa quả nào từ các nước Úc, New Zealand vào Việt Nam nhưng trên thị trường đang tràn ngập dán nhãn từ các nước trên. Thông tin này đã gây hoang mang dư luận, nhiều người tiêu dùng hoài nghi và đặt câu hỏi rằng các loại trái cây dán nhãn có nguồn gốc xuất xứ từ Úc và New Zealand như táo, kiwi, nho, cherry… tiêu thụ tràn lan trên thị trường thực chất có nguồn gốc từ đâu?
Tuy nhiên, ngay sau đó, Cục Bảo vệ thực vật lại khẳng định từ đầu năm đến nay, có 17.000 tấn táo Úc và 1.993 tấn táo New Zealand được nhập khẩu về Việt Nam. Sự trái ngược trong những thông tin được đưa ra giữa các kênh truyền thông khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang cả về sự an toàn thật sự của trái cây nhập khẩu.
Hoa quả siêu thị có chắc là hoa quả “xịn”?
Hầu hết các loại hoa quả bán tại các siêu thị hiện nay đều được gắn nhãn mác nhập khẩu, từ dưa hấu, măng cụt, táo, mận, dưa lê hay thậm chí cả chuối đều có xuất xứ từ các nước khác nhau, từ Anh, Pháp, Mỹ, thậm chí là... Nam Phi. Với tình hình hoa quả Trung Quốc tràn lan như hiện nay, người tiêu dùng tỏ ra e ngại với việc mua hoa quả tại sạp bán hoa quả nhập khẩu trong các chợ, vì các loại hoa quả này không biết chắc được nguồn gốc, xuất xứ dù được người bán hàng giới thiệu thế nào đi nữa.
Xu hướng hiện nay, người tiêu dùng thường tin vào các loại hoa quả có nhãn mác nhập khẩu bày bán tại các siêu thị hoặc các cửa hàng chuyên bán đồ nhập khẩu. Đa số người tiêu dùng sẽ cảm thấy an tâm hơn vì chắc rằng những loại hoa quả này đã được qua kiểm tra và kiểm định trước khi được đưa tới tay người tiêu dùng.
Để tạo lòng tin với người tiêu dùng, trên các bao gói hoặc trên từng trái cây, một con tem nhỏ hay một mẫu giấy trắng được dán lên ghi chú nơi xuất xứ của sản phẩm. Điều đáng nói, con tem này không có dấu chỉ đặc biệt (như tem dán lên rượu, mũ bảo hiểm, tem chống hàng giả…) nên ai cũng có thể in và dán lên được, điều này tạo nên sự hoài ghi về tính xác thực nguồn gốc của các loại trái cây nhập khẩu.
Các mẫu tem dùng cho các loại quả nhập ngoại đều được bóc gỡ dễ dàng là khe hở để người kinh doanh gán mác tràn lan cho những loại quả kém chất lượng, bán với giá ngất ngưởng. Thông thường tem, nhãn ghi xuất xứ của các loại trái cây nhập khẩu bán tại Việt Nam là do nhà cung cấp ở nước ngoài dán nhưng không ít trường hợp công đoạn này do công ty nhập khẩu trong nước hoặc siêu thị, người bán lẻ thực hiện. Như vậy khi một trái táo Trung Quốc được dán nhãn xuất xứ nguồn gốc từ Mỹ, người tiêu dùng ngoài mất tiền mua hàng đắt còn chuốc thêm khả năng mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ việc “gắn lộn mác” của người kinh doanh.
Mới đây, thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội vừa có quyết định sẽ thanh tra đột xuất toàn diện hoạt động kinh doanh, bảo quản và sơ chế đóng gói rau, quả và sản phẩm chè trên địa bàn TP. Đợt thanh tra đột xuất lần này sẽ kéo dài trong khoảng một tháng nhằm kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả tươi tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng kinh doanh và nơi sản xuất, nhằm siết chặt việc tuân thủ quy định về ATTP.
Kế hoạch thanh tra lần này tập trung trọng tâm vào hệ thống các điểm phân phối mặt hàng rau, củ, quả tươi. Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội đã quyết định thanh tra đột xuất hàng loạt điểm phân phối lớn, trọng tâm là các siêu thị và điểm sản xuất rau quả lớn. Đáng nói, chỉ qua một vài điểm kiểm tra cho thấy, hàng hóa Trung Quốc đã len lỏi vào tận các siêu thị lớn, có tiếng trên địa bàn.
Theo Tuổi trẻ thủ đô
-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.