- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Khaisilk bán lụa Tàu: Bóc tiếp những cái tên 'chưa bị lộ'
Khaisilk thừa nhận bán lụa Trung Quốc gắn mác “made in Việt Nam” trong một thời gian dài. Thực tế việc hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt đã tồn tại từ lâu.
>> Lâu đài 15 triệu đô của ông chủ Khaisilk hoành tráng đến mức nào?
Cú sốc lớn
Bình luận về vụ việc của Khaisilk với PV.VietNamNet, ông Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cho rằng, đây là sự việc khiến nhiều người bất ngờ. “Đó là cú sốc lớn vì Khaisilk là tập đoàn lớn, đã có 30 năm làm nghề này, được xã hội biết đến, nhiều mặt hàng được giới thiệu rộng rãi”, ông Dần chua chát.
Ông Lưu Duy Dần đánh giá: Thương hiệu Khaisilk sẽ mang tiếng, và đây là bài học chung cho những người làm kinh doanh, nhất là những người làm hàng thủ công mỹ nghệ.
Với tư cách đại diện Hiệp hội làng nghề, ông Lưu Duy Lần lo ngại việc này có thể cũng ảnh hưởng đến sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. “Chúng ta muốn hội nhập thì những hành động này là không ổn. Các làng nghề cũng rất sợ điều này”, ông Dần nói.
Khaisilk thừa nhận bán lụa Trung Quốc gắn mác “made in Việt Nam” trong một thời gian dài |
“Các làng nghề cần lấy đó làm bài học. Bản thân chúng tôi là hội nghề nghiệp cũng phải sâu sát hơn, trách nhiệm hơn. Nếu tiếp tục thế này chúng ta mất rất nhiều thứ, việc hội nhập càng đáng suy nghĩ”, ông Lưu Duy Dần băn khoăn.
Ông Dần cũng liệt kê 3 điều mất mát lớn trước các sự việc kiểu như Khaisilk. Thứ nhất là chúng ta mất đi thương hiệu, vì xây dựng được thương hiệu thì cần phải giữ thương hiệu. Mất thương hiệu là mất mát rất lâu dài.
Thứ hai là chúng ta mất đi lòng tự trọng, trước hết là của dân tộc vì chúng ta không thể làm kiểu tùy tiện, muốn bán gì thì bán.
Điều mất thứ ba là lòng tin, cả trong nước và kể cả ở nước ngoài, người ta nghĩ gì về chúng ta, khi sản phẩm này lại phục vụ cho du lịch.
Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh: DN có hành vi lừa dối người tiêu dùng thì đó là hành vi vi phạm pháp luật và cũng là làm tổn hại đến lòng tin, lợi ích của người tiêu dùng, cũng tổn hại trực tiếp đến giá trị thương hiệu Việt. Nhưng quan trọng hơn nó làm tổn thương đến tình cảm, lòng tự tôn dân tộc của người Việt Nam.
Tràn lan hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt
Thực tế, việc trà trộn hàng Trung Quốc vào hàng Việt Nam đã xảy ra từ nhiều năm trước. Không ít các gian thương lụa Trung Quốc trà trộn vào lụa Vạn Phúc, gốm sứ Trung Quốc trộn với gốm sứ Bát Tràng, hoa quả tàu gắn mác hoa quả Việt, đồ điện tử Tàu gắn mác “made in Việt Nam”,
Báo cáo kết quả điều tra người tiêu dùng năm 2016 của Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao cũng đã báo động về tình trạng nhiều DN không sản xuất mà chỉ mua sản phẩm của Trung Quốc,... về dán nhãn rồi tung ra thị trường.
Có hiện tượng trên bởi kết quả điều tra cho thấy, người tiêu dùng ngày càng có tâm lý e dè, thậm chí tẩy chay hàng Trung Quốc, đặc biệt ở một số sản phẩm thuộc ngành thực phẩm, may mặc, nông sản tươi,...
Để lâm cảnh hàng Tàu “đánh bật” hàng Việt, ông Lưu Duy Dần cho rằng “ta phải tự trách ta”.
“Hàng hóa Trung Quốc đa dạng phong phú, kết hợp giữa thủ công và máy móc, nên năng suất hơn, giá thành thấp hơn. Một chiếc đèn mây tre đan của ta rất đẹp, có giá 150 nghìn, nhưng Trung Quốc cũng thế bán có 15 nghìn. Rõ ràng nó có vấn đề công nghệ mà ta không bằng họ. Đồ điện tử, đồ chơi của họ cũng rất bắt mắt, bao bì rất đẹp, giá rất vừa phải”, ông Dần nói một thực tế đáng lo.
Trong báo cáo kết quả khảo sát người tiêu dùng do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) thực hiện, việc gian lận về xuất xứ nằm trong nhóm hàng hóa có hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nhất, sau hành vi Chất lượng không đảm bảo, Bị quấy rối thông qua tiếp thị quảng cáo trái ý muốn, gian lận về đo lường.
Thế nhưng, bản thân người tiêu dùng cũng còn thờ ơ khi đối mặt với những hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng đó.
Kết quả khảo sát trên cũng cho thấy: Mặc dù số lượng người tham gia khảo sát trả lời đã từng bị xâm phạm quyền lợi với tư cách là người tiêu dùng là khá lớn, nhưng số người quyết định phương án để có thể tự bảo vệ mình, như chủ động khiếu nại trực tiếp tới tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc yêu cầu các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ... vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của các cơ quan quản lý nhà nước.
Cụ thể, khi được hỏi “Trong quá trình mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ và xảy ra tranh chấp với tổ chức, cá nhân kinh doanh, thì thường chọn phương án nào?” Có tới 44% số người được hỏi chọn phương án im lặng và bỏ qua vụ việc.
Lý do được người tham gia khảo sát đưa ra cho việc im lặng, bỏ qua vụ việc là vì cho rằng giá trị tranh chấp nhỏ (38,6%); thủ tục khiếu nại, khiếu kiện tới cơ quan có thẩm quyền phức tạp (22%); đơn vị kinh doanh sẽ không giải quyết (15%); không biết đến quy định pháp luật có liên quan (11%); không biết đến cơ quan, tổ chức hỗ trợ giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng (10,7%),...
Đánh giá chuyện gian lận nhãn mác, ông Nguyễn Minh Đức, Ban pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng: Không chỉ dừng lại ở việc gây thiệt hại cho những người mua khăn, hành vi của gắn mác sai lệch này còn tác động dài hạn, to lớn hơn là gây mất lòng tin của người tiêu dùng vào những nhãn mác gắn trên sản phẩm, hàng hoá, từ đó làm thui chột những doanh nghiệp đang nỗ lực kinh doanh chân chính.
“Nếu Nhà nước không trừng phạt hành vi gian lận nhãn mác một cách thích đáng thì người tiêu dùng sẽ không còn tin vào nhãn mác hàng hoá nữa. Lúc đó sẽ làm mất đi động lực sản xuất hàng hoá có chất lượng cao của các doanh nghiệp. Đơn giản vì ai cũng sẽ có thể bán hàng chất lượng thấp và gắn mác chất lượng cao”, ông Nguyễn Minh Đức cảnh báo.
Vì thế, Khaisilk có lẽ là một tiếng chuông cảnh tỉnh, một sự cố chỉ báo để làm nghiêm hơn nhằm bảo vệ hàng hóa Việt, người tiêu dùng Việt, xây dựng nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh.
Theo VietNamNet
-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.