Kỳ lạ Miền Tây: Tượng Phật Di Lặc hiện hình trên cây khế già

Tượng Phật Di Lặc, Phật Quan Âm, ba ông Phúc - Lộc - Thọ lần lượt "xuất hiện" trên cây phát tài

Tượng Phật Di Lặc, Phật Quan Âm, ba ông Phúc - Lộc - Thọ lần lượt "xuất hiện" trên cây phát tài, cây khế ở miền Tây khiến nhiều người ngạc nhiên, thích thú. 

Xem Clip:

Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy trong vườn của anh Trần Quốc Việt (ngụ phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ) có tượng Phật Di Lặc, Phật Quan Âm hay bộ tượng tam đa Phước, Lộc, Thọ được khắc vô cùng đẹp mắt trên cây phát tài, cây khế vẫn còn sống tươi tốt.

Anh Trần Quốc Việt bên tượng Phật Di Lặc được khắc tinh xảo trên cây khế còn sống

Anh Việt kể, trước đây, anh đã thử điêu khắc trên những thân cây chết nhưng thẩm mỹ không đẹp. Trong một lần thấy người hàng xóm chặt bỏ cây phát tài lớn nên anh xin về trồng và từ đó nảy sinh ý tưởng điêu khắc trên thân cây sống.

“Sau khi cho ra sản phẩm ưng ý, cây vẫn sống khỏe mạnh nên tôi quyết định điêu khắc trên các cây phát tài, khế, mận”,... anh Việt nói.

Bộ điêu khắc Phúc - Lộc - Thọ được trạm trổ trên thân cây phát tài

Bằng đôi bàn tay điêu luyện, tỉ mỉ, trên những thân cây phát tài, cây khế, anh Việt đã khắc thành hình ông Di Lặc tay cầm thỏi vàng thân hình mập mạp, phúc hậu với nụ cười hoan hỷ đặc trưng hay ba ông Phước - Lộc - Thọ vẻ mặt tươi vui, sinh động như mang niềm hạnh phúc đến cho mọi người. Tất cả những tượng này đều được trạm trổ thẳng lên cây.

Tượng Phật Di Lặc 'xuất hiện' trên cây khế...

... và cây phát tài

Anh Việt tiết lộ, để tạo nên những tác phẩm độc đáo, đẹp mắt này phải chọn những cây phát tài, khế phải trên 10 năm tuổi, lúc này cây đã già, có kích thước và độ cứng cần thiết.

"Khi bứng cây về phải chăm sóc cho cây đủ sức sống trở lại rồi mới tạc tượng từ từ lên. Sau khi tạc tượng xong thì xử lý hóa chất cho chết phần chạm trổ trên cây, tránh trường hợp theo thời gian tượng bị biến dạng. Đây là một trong những công đoạn cực kỳ công phu, quyết định chất lượng của sản phẩm", anh Việt nói.

 Tượng Phật Quan Âm chờ sơn

Sau khi khắc xong thì phần tượng sẽ được phủ lớp keo và sơn nhũ vàng chuyên dụng để da cây liền lại, giữ được đường nét lâu dài, cây sẽ đâm chồi và tiếp tục sinh trưởng.

Anh Việt nói, tùy theo từng loại cây được khắc tượng lên mà có giá khác nhau. Trung bình mỗi cây có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. "Tôi vừa bán gốc cây khế khắc tượng 3 ông Phúc - Lộc - Thọ cho một khách hàng ở Sài Gòn với giá 50 triệu đồng", anh Việt tiết lộ. 

Theo VietNamNet


cây phát lộc

tượng Phật Di Lặc

cây khế


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.