Làng nghề làm vàng mã hối hả chuẩn bị Tết ông Công ông Táo

Làng Duyên Trường, Phúc Am (huyện Thường Tín, Hà Nội) đang hối hả sản xuất vàng mã để chuẩn bị rước ông Công, ông Táo về trời.

Vào những ngày này, khắp nơi trong làng Duyên Trường, Phúc Am (huyện Thường Tín, Hà Nội) đang hối hả sản xuất vàng mã để chuẩn bị rước ông Công, ông Táo về trời.

Làng nghề làm vàng mã hối hả chuẩn bị Tết ông Công ông Táo-1

Còn khoảng hơn 10 ngày nữa là đến Tết ông Công ông Táo, đây là lúc cơ sở sản xuất vàng mã của gia đình chị Thúy (xã Phúc Am, Thường Tín) đang làm việc ngày đêm để kịp gửi các đơn hàng đi các tỉnh.

Làng nghề làm vàng mã hối hả chuẩn bị Tết ông Công ông Táo-2

Đây là một trong những cơ sở hiếm hoi vẫn sản xuất vàng mã theo quy trình thủ công. Theo chủ cơ sở, cách làm thủ công vẫn được nhiều người trong khu vực và các tỉnh lân cận ưa chuộng, vì giá thành phù hợp và mẫu mã đẹp mắt.

Làng nghề làm vàng mã hối hả chuẩn bị Tết ông Công ông Táo-3

"Tất cả đều là hàng thủ công, nên dịp ông Công ông Táo chúng tôi phải chuẩn bị các bước cách đây vài tháng, hầu hết những hoa văn, họa tiết trên những chiếc mũ này đều tự dán bằng tay. Chúng tôi sử dụng hồ dán theo các cụ ngày xưa để lại để tránh bị chuột ăn. Cách làm này giúp tiết kiệm giá thành mua keo dán và bền hơn so với mặt hàng khác”, chị Thúy cho biết.

Làng nghề làm vàng mã hối hả chuẩn bị Tết ông Công ông Táo-4

Anh Phùng Văn Vinh cho hay, mỗi bộ ông Công ông Táo được bán với giá 80.000 đồng/bộ. Thời điểm này, nhà anh Vinh thuê thêm 10 đến 15 nhân công làm việc hết công suất để phục vụ khách hàng.

Làng nghề làm vàng mã hối hả chuẩn bị Tết ông Công ông Táo-5

Nhiều vị khách đến tận nơi để lấy hàng. Được biết mỗi ngày, cơ sở nhà anh Vinh bán ra khoảng 100 bộ.

Làng nghề làm vàng mã hối hả chuẩn bị Tết ông Công ông Táo-6

Tại một cơ sở khác, anh Nguyễn Văn Phi (xã Phúc Am, Thường Tín) đang hối thúc nhân công trong xưởng hoàn thành nhanh sản phẩm để kịp thời giao cho khách hàng.

Làng nghề làm vàng mã hối hả chuẩn bị Tết ông Công ông Táo-7

Cơ sở nhà anh Phi nhập hàng in sẵn bằng máy từ làng nghề Song Hồ (Bắc Ninh) để về ghép lại cho thành phẩm rồi mang đi tiêu thụ.

Làng nghề làm vàng mã hối hả chuẩn bị Tết ông Công ông Táo-8

“Những bộ hoàn thiện bán ra có giá khoảng từ 100.000 – 120.000 đồng, mỗi ngày xuất ra thị trường khoảng 100 bộ. Mặt hàng năm nay cải tiến hơn so với các năm khác về mẫu mã, các mũ ông Công ông Táo đều có đính thêm kim tuyến”, anh Phi nói.

Làng nghề làm vàng mã hối hả chuẩn bị Tết ông Công ông Táo-9

Anh Trần Minh Tuấn, nhân viên tại cơ sở cho biết, năm nay các mẫu mã đều làm bằng máy, nên các công đoạn được rút ngắn dẫn đến việc chuẩn bị cho Tết ông Công ông Táo được thoải mái hơn rất nhiều.

Làng nghề làm vàng mã hối hả chuẩn bị Tết ông Công ông Táo-10

Bộ vàng mã thành phẩm được đóng và ghi chú cẩn thận.

Làng nghề làm vàng mã hối hả chuẩn bị Tết ông Công ông Táo-11

Hình ảnh nhộn nhịp tại các cơ sở sản xuất vàng mã tại xã Phúc Am (huyện Thường Tín, Hà Nội).

Theo Dân Việt


làng nghề

vàng mã

Ông Công ông Táo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.