Lỗ hổng thuế, doanh nghiệp xăng dầu hưởng lợi gần 5 nghìn tỷ

Cách tính giá cơ sở xăng dầu thiếu sót thời gian trước đã giúp cho các doanh nghiệp xăng dầu hưởng lợi gần 5 nghìn tỷ đồng

Cách tính giá cơ sở xăng dầu thiếu sót thời gian trước đã giúp cho các doanh nghiệp xăng dầu hưởng lợi gần 5 nghìn tỷ đồng. Sau khi báo chí phát hiện, lỗ hổng này mới được bịt lại.

Trong một tham luận tại hội thảo về quản lý thuế do Kiểm toán Nhà nước tổ chức mới đây, ông Nguyễn Anh Tuấn, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI, chỉ ra trong công tác quản lý thuế còn có điểm chưa đồng bộ giữa văn bản điều hành của các bộ, ngành quản lý với nghị định của Chính phủ, dẫn đến làm giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về thuế của các doanh nghiệp.

Đáng chú ý, ông Tuấn nhắc lại "lỗ hổng thuế" khiến DN xăng dầu được lợi hàng nghìn tỷ đồng mà tháng 3/2016, báo VietNamNet đã phát hiện và đăng tải thông tin phản ánh (xem thêm tại đây).

Lỗ hổng thuế, doanh nghiệp xăng dầu hưởng lợi gần 5 nghìn tỷ-1

Doanh nghiệp xăng dầu được hưởng lợi nhờ chính sách chưa theo kịp thực tế. Ảnh: L.Bằng

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, thuế suất thuế nhập khẩu là một yếu tố cấu thành trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu của liên bộ Tài chính - Công Thương. Tuy nhiên, thực tế tại các đầu mối xăng dầu cho thấy khi đơn vị được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì thuế suất thực tế áp dụng tại các doanh nghiệp đầu mối thấp hơn trong công thức tính giá của liên bộ.

Đây là nhân tố tác động chính làm giá cơ sở thực tế tại đơn vị thấp hơn giá cơ sở do liên bộ điều hành để tạo nên một khoản thặng dư cho các đơn vị xăng dầu đầu mối.

"Chỉ trong giai đoạn 2015-2016, khoản thặng dư từ chênh lệch thuế nhập khẩu này có giá trị là 4.809 tỉ đồng" - ông Nguyễn Anh Tuấn tiết lộ.

Trước đó, PV cũng đã phát hiện và phản ánh về tình trạng này. Cụ thể, doanh nghiệp nhập khẩu dầu diesel, dầu madut,... có thể hướng mức thuế nhập khẩu 0-5% nhưng người tiêu dùng vẫn phải chịu giá đã đánh thuế 10% để mua các mặt hàng này. Mức chênh lệch này có thế mang lại nguồn lợi hàng tỷ đồng.

Còn mặt hàng xăng, theo Hiệp định thương mại Việt Nam- Hàn Quốc, xăng nhập về từ Hàn Quốc sẽ chỉ có thuế là 10%, trong khi công thức tính giá cơ sở xăng dầu thời điểm ấy vẫn lấy mức thuế nhập khẩu từ ASEAN là 20%.

Sau khi báo chí phản ánh, Bộ Tài chính - Công Thương đã thay đổi cách tính giá cơ sở bằng cách lấy thuế bình quân gia quyền.

Ngoài ra, ông Nguyễn Anh Tuấn cũng nói về bất cập của thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành.

Đó là theo quy định tại Nghị định 100/2016/NĐ-CP, thuế này được tính dựa trên giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Tuy nhiên, mức thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng xăng dầu cơ cấu trong giá cơ sở do Bộ Công Thương tính toán và ban hành từng kỳ cụ thể kể từ ngày 19/8/2016 lại được xác định theo giá bán lẻ. 

"Vấn đề trên dẫn tới thực trạng người tiêu dùng đóng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng theo giá bán lẻ nhưng thuế chỉ được đóng vào ngân sách nhà nước theo giá bán buôn. Phần chênh lệch giữa hai phương pháp tính chưa được nộp vào ngân sách nhà nước" - ông Nguyễn Anh Tuấn nêu một "lỗ hổng" khác.

Theo VietNamNet


Kiểm toán Nhà nước

doanh nghiệp xăng dầu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.