Loài cây 20 năm mới 'chửa, đẻ', muốn lấy nước phải trèo 2 lần

Cây thốt nốt hàng năm cho nước nhiều nhất là dịp tết và kéo dài cho đến tháng 5 Âm lịch.

Cây thốt nốt hàng năm cho nước nhiều nhất là dịp tết và kéo dài cho đến tháng 5 Âm lịch. Muốn có một ký đường thơm ngon hoặc một ly nước thốt nốt ngọt ngào, người trồng phải trải qua nhiều gian nan vất vả.

Trước hết họ trèo lên cây, mang theo những ống tre, dao và đồ nghề để thực hiện những thao tác một cách thuần thục và nhanh nhẹn trước khi đặt ống lấy nước.

Sáng hôm sau lại trèo lên để thay ống mới, cứ thế mà leo từ cây này đến cây khác. Nếu lấy không kịp, sương đêm thấm vào hoặc ánh nắng chiếu qua, nước đường sẽ bị phân hủy, chất lượng kém đi.



Một cây thốt nốt ra trái rất sai.

Xưa kia, những ống tre hứng nước vào buổi sáng được xông ấm lên sẽ tạo nên một hương vị thơm tho, ngọt ngào và giàu chất bổ dưỡng. Nước thốt nốt lấy vào buổi chiều thường dùng để nấu đường.



Thu hoạch thốt nốt

Trung bình cứ 10 kg nước thốt nốt nấu được 1,3 - 1,5 kg đường om hay đường xắt. Đường thốt nốt thơm, ngon và dịu hơn đường mía. Tại các cửa hàng khu du lịch đều bày bán đủ các loại đường thốt nốt, nước thốt nốt tươi, trái, cơm và thạch.

Khách du lịch rất thích mua về làm quà cho bạn bè, người thân. Tại huyệnTri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang rất nhiều lò đường được chế biến theo kiểu truyền thống dân gian, mùi “ngọt” bốc lên vừa nồng vừa thơm, một thứ mùi đặc trưng của thốt nốt rất dễ cảm nhận.



Nấu đường thốt nốt

Anh Châu Lương ở gần khu du lịch Núi Cấm (An Hảo - Tịnh Biên) nói: “Tui trồng 100 cây thốt nốt, loại cây này trồng 18 - 20 năm mới cho trái, cho trái quanh năm, nhưng tập trung nhiều mùa hè, mỗi ngày hái từ 200 - 250 trái thốt nốt và hứng được trên 100 lít nước đem về làm đường.

Cứ 6 lít nước sẽ cho ra 1 kg đường thành phẩm với giá 25.000 đ/kg, thu nhập cao mà khỏe re.

Với kinh nghiệm thu hoạch thốt nốt nhiều năm, chỉ cần nhìn vỏ trái, có thể đoán được độ chín bên trong, biết ruột trái cơm mềm ngọt hay mới chín. Sau khi phân phối đến các điểm bán lẻ mới lột sạch lớp vỏ nâu bên ngoài rồi bán cho du khách”.



Trái thốt nốt bán ăn tươi.

Có mặt tại các điểm du lịch ở An Giang, chúng tôi chứng kiến các vựa thốt nốt tràn ngập trái tươi và các sản phẩm chế biến từ thốt nốt.

Ngoài thốt nốt tươi, cùi sấy, nước giải khát... thì đường thốt nốt cũng được tiêu thụ mạnh. Hiện tại, giá mỗi ly thốt nốt tươi từ 6.000 - 8.000 đ và cơm thốt nốt là 25.000 đ/kg.



Du khách uống nước thốt nốt đựng trong ống lồ ô truyền thống

Theo KHPT

 

 


Cây thốt nốt

đường thốt nốt

người dân


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.