Nhận thưởng kỷ lục hàng chục tỷ, U23 Việt Nam phải nộp mức thuế rất cao

Luật sư cho biết, đội tuyển U23 Việt Nam sau khi nhận mức thưởng kỷ lục vẫn phải nộp thuế theo Luật Thuế Thu nhập cá nhân.

Luật sư cho biết, đội tuyển U23 Việt Nam sau khi nhận mức thưởng kỷ lục vẫn phải nộp thuế theo Luật Thuế Thu nhập cá nhân.

>> U23 Việt Nam làm nên lịch sử tại U23 Châu Á

Ngay sau khi đội tuyển U23 Việt Nam vượt qua U23 Qatar để giành quyền vào chơi trận chung kết U23 Châu Á 2018, nhiều đơn vị, cá nhân, tổ chức đã đưa ra mức thưởng kỷ lục cho những cá nhân, tập thể trong đội tuyển.

Số tiền thưởng kỷ lục của U23 Việt Nam

Tính tới thời điểm hiện nay, số tiền thưởng của đội tuyển U23 Việt Nam đã lên tới hơn 20 tỷ đồng. Đây là con số cao chưa từng có của một đội tuyển bóng đá nam Việt Nam.

U23 Việt Nam, tiền thuế
Ngay sau khi đội tuyển U23 Việt Nam vượt qua U23 Qatar để giành quyền vào chơi trận chung kết U23 Châu Á 2018, nhiều đơn vị, cá nhân, tổ chức đã đưa ra mức thưởng kỷ lục cho những cá nhân, tập thể trong đội tuyển. 

Cụ thể, ở vòng loại và ngay sau trận tứ kết với U23 Iraq, đội tuyển U23 Việt Nam được Liên đoàn bóng đá Việt Nam cùng một số doanh nghiệp thưởng nóng 2,6 tỷ đồng.

Trong khi đó, trận thắng lịch sử U23 Qatar đã nâng mức thưởng lên gần 10 lần. Doanh nghiệp hứa mạnh tay nhất trong sự kiện này thuộc về: Ngân hàng Vietcombank (1 tỷ đồng); Tập đoàn Group (1 tỷ đồng); Tập đoàn Tuần Châu (1 tỷ đồng); FLC (1 tỷ đồng),...

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch quyết định thưởng U23 Việt Nam 1,2 tỷ đồng, UBND Tp.HCM thưởng 2 tỷ đồng, UBND thành phố Hà Nội cũng thưởng nóng 1 tỷ đồng, UBND thành phố Đà Nẵng 1 tỷ đồng,... 

Rất nhiều doanh nghiệp trong nước cũng mạnh tay thưởng nóng cho đội tuyển Việt Nam bằng hiện vật hoặc một số dịch vụ đi kèm sau sự thể hiện đầy tính thuyết phục, làm nức lòng người hâm mộ. Tuy nhiên, số tiền này chắc chắn chưa dừng lại.

"Hàng loạt cơ quan, doanh nghiệp đã gọi điện tuyên bố thưởng cho U23 Việt Nam. Con số này giờ lên tới hàng chục tỷ đồng, VFF chưa thể thống kê hết. U23 Việt Nam đã chiến đấu với một tinh thần tận hiến, vượt qua cả giới hạn bản thân. Họ xứng đáng với những lời khen" - Phó Chủ tịch VFF, ông Trần Quốc Tuấn chia sẻ.

Vẫn phải đóng thuế theo luật

Với số tiền thưởng cao kỷ lục, đội tuyển U23 Việt Nam vẫn phải nộp thuế theo Luật Thuế Thu nhập cá nhân.

Luật sư Nguyễn Sơn Tùng, Chủ tịch kiêm Luật sư Điều hành của Legal United Law cho biết, dưới góc nhìn pháp lý, cần được hiểu các khoản thưởng của đội tuyển U23 Việt Nam là hứa thưởng theo quy định tại Điều 570 của Bộ Luật Dân sự năm 2015, thay vì là được hiểu là tiền thưởng theo quy định của luật Lao động.

U23 Việt Nam, tiền thuế
Với tổng số tiền thưởng hơn 20 tỷ đồng, đội tuyển U23 Việt Nam có thể sẽ phải chịu mức thuế cao nhất lên tới 35%, tương đương với 6 tỷ đồng nộp thuế. 

Căn cứ vào quy định của Luật thuế Thu nhập Cá nhân, Nghị định Nghị Định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ hay Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì “các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán” mà không thuộc các khoản loại trừ thì đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Luật sư Tùng cho biết, các khoản tiền thưởng nào danh cho U23 “có nguồn gốc” không phải là tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các hội, tổ chức thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với quy định quy định của pháp luật hay khoản tiền thưởng nào mà không kèm theo danh hiệu thi đua, danh hiệu Nhà nước khen tặng kèm theo các hình thức khen thưởng thì đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Với tổng số tiền thưởng hơn 20 tỷ đồng, đội tuyển U23 Việt Nam có thể sẽ phải chịu mức thuế cao nhất lên tới 35%, tương đương với 6 tỷ đồng nộp thuế. Chắc chắn số số tiền thưởng chưa dừng lại ở ngưỡng 20 tỷ đồng, vì vậy, mức thuế mà đội tuyển U23 Việt Nam phải trả vẫn sẽ tăng sau đó.

Theo VTC News

doanh nghiệp

tiền thưởng

U23 Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.