Nhập nhèm đào Trung Quốc đội lốt đào Tây Bắc

Trái đào đang vào vụ, tại nhiều chợ và trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội người bán đều giới thiệu và treo biển là đào Sa Pa, Lạng Sơn, Tây Bắc... được bán với giá 20.000 đồng/kg nhưng thực tế có thật là đào Tây Bắc?

Trái đào đang vào vụ, tại nhiều chợ và trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội người bán đều giới thiệu và treo biển là đào Sa Pa, Lạng Sơn, Tây Bắc... được bán với giá 20.000 đồng/kg nhưng thực tế có thật là đào Tây Bắc?

Đặc sản đào Sa Pa giá 20.000 đồng/kg

Trên đường Nhổn, đường Mễ Trì (quận Từ Liêm), khu vực chợ Nghĩa Tân, chợ Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy)… những xe đào đầy ăm ắp, chín hồng, rất bắt mắt.

Theo khảo sát của PV Chất Lượng Việt Nam tại một số chợ ở Hà Nội như Long Biên, chợ Nhà Xanh, chợ Ngã Tư Sở,...xuất hiện nhiều tiểu thương bán đào với nhiều mức giá khác nhau: loại đào trắng, phớt hồng, vỏ trơn căng mịn, to có giá 20.000 đồng/kg, loại to hơn nữa thì bán với giá 30.000 đồng/kg. Khi được hỏi loại đào này xuất xứ ở đâu, người bán hàng đều quảng cáo là "đào Sa Pa" mới hái, tươi và ngon.

Tại chợ đầu mối Hoàng Mai (Hà Nội) đào được bày bán khá nhiều. Có hai loại “đào Sa Pa” là loại có màu đỏ, trơn bóng không có lông; một loại nữa là đào có màu xanh hơi ửng hồng, nhiều lông tơ. Cả hai loại đào đều được quảng cáo là đào Sa Pa.

Trung-Quốc

Người bán luôn quảng cáo đào Tây Bắc nhưng thực tế có thật như vậy?

Một người bán đào tại chợ Nam Trung Yên cho biết: “Thời điểm này, đào Sa Pa đang vào mùa, nếu tuần trước giá đào lên tới 30.000 đồng/kg, thậm chí nếu hàng đẹp thì bán không dưới 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, dạo này nắng nóng, đào đang chín rộ nên giá nới xuống chỉ từ 20.000 – 25.000 đồng/kg”.

Bản thân người bán cũng trả lời lấp lửng khi được hỏi cách phân biệt đào Tây Bắc với đào Trung Quốc. Riêng loại đào Sa Pa từ lâu nổi thơm ngon có tiếng, theo nhiều người sành ăn chia sẻ thì mua tại gốc giá dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg rồi, chưa tính công vận chuyển.

Bên cạnh đó, mấy năm trở lại đây đào rừng trở thành thú chơi của người dân mỗi dịp tết đến xuân về. Diện tích đào đang ngày càng thu hẹp vì bị chặt. Vậy thử hỏi, quả đào ở đâu mà nhiều thế?

Trung-Quốc

Không khó thấy những thùng đào in chữ Trung Quốc được vận chuyển từ chợ đầu mối Long Biên về các khu chợ lẻ

Lật tẩy đào Trung Quốc đội lốt đào Tây Bắc

Chị Hà Linh (Hà Nội) chia sẻ: "Quê nội nhà tôi ở Sa Pa nên thường xuyên được ăn đào chính gốc. Đào ta thường nhỏ bằng cái chén uống nước trà, có vị thơm giòn, hơi chua, vỏ ngoài lông tơ mượt như nhung. Chỉ cần rửa sạch cho hết lông bám bên ngoài là ăn được ngay".

Có tiểu thương cho rằng đào nhiều lông, đuôi trái hình mỏ quạ là đào mình. Còn người bán khác lại nói đào mình trái nhỏ, ăn giòn, ngọt còn đào Tàu cũng có màu xanh nhưng lông ít hơn, trơn hơn.

Một tiểu thương ở chợ Hoàng Mai cho biết: "Đào trơn bóng, không có lông là đào Trung Quốc 100%. Với tâm lý người dân giờ sợ hàng Trung Quốc nên khi bán cứ phải rao là đào Sa Pa, đào Tây Bắc thì mới bán được".Cũng theo tiểu thương này cho hay, đào ta có giá rất cao mà tranh nhau cũng không lấy được hàng. Còn đào Trung Quốc giá rẻ, dễ lấy, lâu hỏng vì có thuốc bảo quản.

Theo tìm hiểu của PV tại chợ đầu mối Long Biên, mặc dù người bán một mực khẳng định là đào rừng, đào Sa Pa tuy nhiên chúng lại được đóng thùng với chằng chịt chữ Trung Quốc.

Đào Trung Quốc được trồng ở khu vực biên giới giáp với các tỉnh phía Tây Bắc nước ta không khác gì so với đào Sơn La hay Hòa Bình. Hơn thế, trái đào còn có mẫu mã đẹp hơn, ăn giòn hơn, ngon hơn.

Nhưng để được trái đào như thế người Trung Quốc phải thu hoạch ngay khi trái đào còn xanh và ăn rất chua. Tuy nhiên, họ đã "phù phép" vào nó một thứ dung dịch và không phải ăn vào miệng ai cũng nhận ra. Dung dịch đó bao gồm phèn chua, mì chính, rượu và nước để đào "tắm" trong đó vài tiếng. Những thứ này được trộn lẫn nhau thành một hỗn hợp có thế biến đào xanh thành chín, đào chua thành ngọt và trọng lượng có thể tăng gấp đôi.

Đào được ngâm hóa chất sau đó đội lốt đào ta tung hoành khắp các khu chợ, đường phố Hà Nội. Riêng phèn chua trong dung dịch có chứa nhôm vô cùng độc hại và nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí thông minh của trẻ em.

Những trái đào Trung Quốc khi bị “tẩm độc” sẽ chỉ giữ được độ giòn trong một thời gian rất ngắn sau đó thì ỉu đi và thối rữa phía trong ruột nhưng bề ngoài vẫn rất đỏ, căng mịn. Chính vì thế, người tiêu dùng rất dễ bị đánh lừa, vô tình tiền mất mà còn mang tật.

Theo VietQ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.