Nhập nhèm thương hiệu trà sữa không rõ nguồn gốc, chỉ người uống thiệt!

Sự du nhập của trà sữa Đài Loan vào Việt Nam ngay lập tức gây ra một cơn sốt trong giới trẻ bởi hương vị thơm ngon "dễ gây nghiện"

Sự du nhập của trà sữa Đài Loan vào Việt Nam ngay lập tức gây ra một cơn sốt trong giới trẻ bởi hương vị thơm ngon "dễ gây nghiện" của trà kết hợp với sữa béo ăn cùng topping trân châu dẻo dai.

Nhạp nhèm thuong hiẹu trà sũa khong rõ nguòn góc, chỉ nguòi uóng thiẹt!

Điều khác biệt là lúc này trà sữa xuất hiện trên thị trường không chỉ với cái tên "trà sữa" mà nó xuất hiện gắn liền với những thương hiệu như: Ding Tea, Tocotoco, Chago,...Chỉ cần dọc trên các con phố của Hà Nội như Chùa Láng, Bà Triệu, Hồ Tùng Mậu...là có thể bắt gặp hàng loạt các quán trà sữa với các thương hiệu khác nhau.

Nhạp nhèm thuong hiẹu trà sũa khong rõ nguòn góc, chỉ nguòi uóng thiẹt!
 

Mới đây nhất là thương hiệu trà sữa Gori hay Roytea, đặc biệt được giới trẻ ưa thích , thậm chí được cả những người trung tuổi thử nghiệm.

Trà sữa dễ uống, ngọt ngào mát lạnh đem lại cảm giác thích thú. Những nhà kinh doanh thương hiệu trà sữa luôn có cách để quảng cáo thương hiệu của mình là chính hãng, nhập khẩu nguyên liệu cho đến máy móc.

Nhưng thực sự có vậy?

Nhập nhèm chuyện thương hiệu!

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin thương hiệu trà sữa Royaltea vốn chỉ là tên cũ của một hãng trà sữa tại Quảng Đông (Trung Quốc) và hiện tại, hãng này đã đổi tên, không hề hợp tác hay nhượng quyền thương hiệu ở nước ngoài khiến rất nhiều người cảm thấy băn khoăn. 

Nhạp nhèm thuong hiẹu trà sũa khong rõ nguòn góc, chỉ nguòi uóng thiẹt!
 

Vậy mà ở Hà Nội, đếm sơ sơ cũng được gần 20 quán Royaltea, gần như được bố trí ở những địa điểm đẹp nhất ở Hà Nội và cũng đều có điểm chung là được đầu tư kỹ lưỡng về hình ảnh, cơ sở vật chất. Và, đặc biệt rất đông khách.

Chị Hường kinh doanh trà sữa cho biết, lý do phải làm như vậy vì thương hiệu Royaltea ở Việt Nam không đăng ký được bản quyền. "Ngay cả ở một số thị trường nước ngoài, cái tên Royaltea cũng không đăng ký được bản quyền thương hiệu. Sau một thời gian đưa nó về Việt Nam, tôi mới phát hiện ra điều này nên đã chuyển hướng, đóng cửa hàng ở Thái Phiên".

Nhạp nhèm thuong hiẹu trà sũa khong rõ nguòn góc, chỉ nguòi uóng thiẹt!
                                        Trà sữa đóng cửa vì thương hiệu?

Nhưng  cách đây vài ngày, có một cửa hàng trà sữa ở Đà Nẵng lại đăng lên trang cá nhân của mình, thông báo cơ sở của mình là cơ sở duy nhất mua được thương hiệu từ Đài Loan về  Việt Nam.

Vậy câu hỏi đặt ra, rút cục thông tin Royaltea có phải “Thương hiệu“ không hay chỉ là một tên quán trà sữa? Và, cửa hiệu trà sữa ở Đà Nẵng khẳng định mình mua được chính hãng, thậm chí nhập khẩu về Việt Nam toàn bộ nguyên liệu là thật hay giả?

Không chỉ với một mình nhãn hàng này, một loạt các thương hiệu trà sữa Đài Loan, Hồng Kông... mà người kinh doanh trà sữa đang quảng cáo, thực chất, không có quá nhiều sự khác biệt về công thức, mùi vị? Vậy lấy đâu ra “độc quyền“ nhiều thế mà  đăng kiý thương hiệu?

Trà sữa ngày càng tràn lan với đủ các tên – với giá cả trên trời

Một cốc trà sữa trung bình của Ding tea có giá từ 30 - 45 nghàn đồng, cao hơn cà phê và nước hoa quả bán tại các quán cà phê truyền thống, thậm chí cao hơn cả Highlands Coffee (một thương hiệu cà phê cao cấp).

Thậm chí, nếu bạn chọn thêm trân trâu hay thạch, cộng thêm kem mặn…thì cốc trà sữa có thể đội giá lên đến 60 - 70 nghàn đồng/cốc.


Nhạp nhèm thuong hiẹu trà sũa khong rõ nguòn góc, chỉ nguòi uóng thiẹt!
 


Vậy chúng ta đang trả tiền cho điều gì? Một cốc trà sữa hay dịch vụ? hay để lấy tiếng “sang chảnh“ và sống ảo giống như giới trẻ ngày nay? Nhưng đến khi ăn thử, uống thử, thì hầu hết mùi vị của các quán đều không có sự chênh lệch nhiều, và đến khi được gặng hỏi thì chúng tôi nhận được hầu hết những câu trả lời ấp úng từ nhân viên.

Thiệt nhất vẫn là người tiêu dùng với trà sữa không rõ nguồn gốc

Trà sữa Feeling Tea không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều người dân Thủ đô. Trước đây, hãng trà sữa này được coi là một trong những chuỗi cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội thu hút đông đảo lượng khách tin dùng. Sau một thời gian cạnh tranh với nhiều thương hiệu trà sữa mới trên thị trường, gần đây, Feeling Tea đang liên tiếp mở các cửa hàng với với quy mô rộng và đẹp hơn. 

Tuy nhiên, ngày 12/5/2016, Đội quản lý thị trường số 26 chi cục QLTT Hà Nội và đội 5, Phòng Cảnh sát môi trường công an TP Hà Nội phát hiện thêm một xưởng làm thạch trân châu tại số 137 Ngọc Hồi, Hà Nội. Điều đặc biệt, đây chính là một chi nhánh hãng trà sữa Feeling Tea.

Nhạp nhèm thuong hiẹu trà sũa khong rõ nguòn góc, chỉ nguòi uóng thiẹt!
                   Nguyên liệu làm trà sữa đều không rõ nguồn gốc xuất xứ
Nhạp nhèm thuong hiẹu trà sũa khong rõ nguòn góc, chỉ nguòi uóng thiẹt!
  Trân châu được đựng trong những thùng xanh như thế này không đảm bảo an toàn vệ sinh

Qua quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện nguyên liệu là do nước ngoài sản xuất và không đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ. 

Thông tin "trà sữa giày da" đã được các trang web của Trung Quốc đăng tải, sau đó đã được kiểm chứng bởi phóng viên của kênh truyền hình tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Phóng viên này sau khi uống trà sữa trân châu một khoảng thời gian ngắn phải vào viện làm CT (chụp cắt lớp). Bác sĩ đã phát hiện có hơn 20 cục nhỏ màu trắng đọng lại trong dạ dày của người này.

Nhạp nhèm thuong hiẹu trà sũa khong rõ nguòn góc, chỉ nguòi uóng thiẹt!
                                       Hạt trân châu được làm từ đế giày.

Thầy thuốc cho biết, bình thường, nếu dùng bột củ quả để làm trân châu thì những viên trân châu này sẽ dễ dàng được tiêu hóa ngay khi vào thành ruột. Hiện tại, trân châu được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc chỉ có một loại, nhưng thành phần làm ra những hạt trân châu này thì ngay cả chủ tiệm trà hay người giao buôn cũng không biết rõ. Một số nói rằng, khoai môn là nguyên liệu chính, số khác khẳng định là sắn dây và vài cửa hàng trả lời là "không biết".

Nhạp nhèm thuong hiẹu trà sũa khong rõ nguòn góc, chỉ nguòi uóng thiẹt!
                  Ảnh chụp những viên trân châu không thể tiêu hóa trong dạ dày.

Trên đây chỉ là một số những ví dụ kinh hoàng về trà sữa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, được sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những cửa hàng trà sữa ở Việt Nam ngày càng bùng phát với hàng trăm thương hiệu ngày càng khó khăn hơn trong công việc kiểm soát và kiểm tra cho cơ quan chức năng. Hơn nữa, việc mua thương hiệu cũng là sự mua bán qua lại không được kiểm soát, dẫn đến khó mà biết được các quán trà sữa chuyển giao cho nhau công nghệ gì hay nguyên liệu nhập nhẩu từ đâu.

Việc nhập nhèm thương hiệu không phải chuyện quá mới với Việt Nam nhưng với trà sữa là món ăn và thói quen ưa thích của giới trẻ, thậm chí trẻ em, thiết nghĩ, nếu có sự kiểm tra sát sao về luật chuyển giao thương hiệu nước ngoài và kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ tốt hơn việc người dân “nhìn“ quán để đặt niềm tin.

Chưa biết độc hại thế nào, trà sữa lại rất dễ gây nghiện, nhưng để bảo vệ chính mình, chúng ta cần kiềm chế hơn trong việc uống trà sữa hằng ngày.

Theo PNN

                                                                                             

giới trẻ

trà sữa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.