- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Người sốc, người 'đã chuẩn bị trước tinh thần' khi nhận hóa đơn tiền điện
Đến kì nhận hóa đơn tiền điện, nhiều người "méo mặt" khi biết số tiền tăng lên gấp 3, thậm chí 4 lần. Nhu cầu sử dụng điều hòa để chống chọi với những ngày nắng nóng đỉnh điểm của Thủ đô, đã khiến tiền điện tăng "phi mã".
Người sốc, người "chuẩn bị tinh thần" vì giá tiền điện tăng "phi mã"
Anh Hùng (35 tuổi, quận Thanh Xuân) "sốc" nhẹ khi nhận tin nhắn thông báo hóa đơn tiền điện tháng 6/2020. Cụ thể, sản lượng điện tháng 6 của gia đình anh tăng thêm 50% so với tháng trước, từ 6/5 đến 5/6 là 1.246kWh, số tiền thanh toán 3.654.961 đồng, giá đã được hỗ trợ 68.805 đồng do ảnh hưởng Covid-19. Số tiền này đã tăng hẳn 70% so với tháng trước (2.148.142 đồng).
Gia đình anh Hùng có 6 thành viên, gồm ông bà, vợ chồng anh và 2 con nhỏ. Lý giải hiện tượng giá điện tăng "chóng mặt", anh cho rằng do nhu cầu sử dụng quạt máy, điều hòa - là những thiết bị tiêu thụ điện rất lớn giữa thời điểm Hà Nội trải qua những ngày nắng nóng kỷ lục, nên giá điện tăng là điều dễ hiểu.
"Tuy đã 'chuẩn bị tinh thần', nhưng tôi vẫn hơi... 'khó thở' khi nhận hóa đơn tiền điện tháng này", anh nói.
Những hóa đơn tiền điện khiến nhiều người "méo mặt" tháng vừa rồi. Ảnh: NVCC.
Dưới bài chia sẻ của anh Hùng, nhiều gia đình khác cho biết cũng rơi vào "tình cảnh" tương tự, giá điện tăng vọt trong khi lượng điện sử dụng "vẫn như thế". Thậm chí, có trường hợp còn tăng tới gấp 3, 4 lần, khiến nhiều hộ dân "méo mặt", đặc biệt những người đi thuê trọ, phải chịu mức giá điện kinh doanh.
Anh Bế Quyền (24 tuổi) thuê trọ sống một mình, sử dụng các thiết bị điện gồm tủ lạnh, điều hòa, quạt và máy tính. Với mức giá 4.000 đồng/số điện, tháng vừa rồi, tiền điện phòng anh tăng gấp 3 lần, từ 200.000 lên 672.000 đồng.
Anh Quyền cho biết hầu như đi làm cả ngày, chủ yếu bật điều hòa vào ban đêm. Anh nói rằng không quá sốc, "vì đã xác định trước số tiền điện sẽ tăng lên hoặc hơn nữa, do phải bật điều hòa để chống chọi với cái nóng oi bức của Hà Nội".
Chị Thục Hạnh (26 tuổi), cũng nói rằng "đã chuẩn bị trước tinh thần" cho hóa đơn tiền điện vì tháng vừa rồi, phòng trọ của chị vừa tân trang thêm một chiếc điều hòa. Trung bình, chị và bạn cùng phòng thường bật máy lạnh từ 10h đêm hôm trước tới 7-8h hôm sau, ngoài ra các thiết bị khác trong phòng không quá tốn điện.
"Tháng trước chỉ 600.000 đồng, nhưng tháng này đã nhảy số lên 1.200.000 đồng, nhưng tôi không quá sốc, con số này vẫn tạm chấp nhận được", chị nói.
Trong khi đó, gia đình 3 thành viên của anh Ngọc Thắng (28 tuổi), chỉ sử dụng 2 quạt điện, máy giặt, 3 bóng đèn, 2 điện thoại và 2 laptop, nên giá điện tháng này không có nhiều "biến động", duy trì ở mức 254.000 đồng.
Công ty điện lực Hà Nội lý giải nguyên nhân hóa đơn tiền điện tăng cao
Đại diện Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, theo quy luật thời tiết hàng năm, tháng 5 và 6 là thời điểm khu vực miền Bắc mà đặc biệt là thủ đô Hà Nội bước vào cao điểm mùa hè, bắt đầu có nhiều đợt nắng nóng kéo dài khiến lượng điện tiêu thụ tăng cao đột biến.
Trong tháng 5, Hà Nội chỉ hứng chịu 1 đợt nắng nóng duy nhất trong 2 ngày (vào ngày 20 và 21/5) đã nâng lượng điện tiêu thụ trung bình lên mức 62,6 triệu kWh/ngày, tăng 45% so với tháng 4 (42,99 triệu kWh/ngày).
Từ đầu tháng 6 đến nay, thành phố liên tiếp hứng chịu nắng nóng gay gắt kéo dài với nền nhiệt duy trì ở mức trên 39 độ C. Thế nhưng với hiệu ứng nhà kính và các khối bê tông, tòa nhà cao tầng đã khiến mức nhiệt trong ngày tại Hà Nội có nơi lên đến gần 60 độ C.
Nắng nóng gay gắt kéo dài liên tục đã khiến lượng tiêu thụ điện tại Hà Nội ngày 9/6 đã đạt tới mức 89,209 triệu kWh. Đây là lượng điện tiêu thụ cao kỷ lục trong lịch sử từ trước đến nay.
Nếu so sánh lượng điện tiêu thụ của các tháng trước đó, có thể nhận thấy sản lượng điện tiêu thụ trên địa bàn thủ đô trong tháng 6 đã tăng rất cao. Cụ thể: tính đến ngày 12/6/2020, lượng điện tiêu thụ trung bình ngày là 80,082kWh, tăng 28% so với tháng 5 và 86% so với tháng 4.
Như vậy, kỳ hóa đơn tiền điện tháng 6/2020 bao gồm cả những ngày nắng nóng gay gắt của tháng 5 và đợt nắng nóng kéo dài đầu tháng 6 (từ 01/6 đến 12/6/2020).
Lượng điện tiêu thụ trung bình một ngày trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh: EVN Hà Nội.
Thậm chí, theo Tiến sĩ Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết: "Nhận định chung về tình hình nắng nóng tháng 6 năm nay xảy ra nhiều hơn và diện rộng hơn so với tháng 5. Nắng nóng sẽ liên tục xảy ra trong cả tháng, ít có khả năng gián đoạn và nếu có gián đoạn cũng chỉ trong 1 - 2 ngày. Chúng tôi nhận định vẫn có khả năng xuất hiện những điểm nắng nóng kỷ lục trong tháng 6 này".
Vì thế, nếu khách hàng có kỳ ghi chỉ số từ ngày 16/05/2020 đến ngày 15/06/2020, thì khả năng hóa đơn tiền điện tăng cao, thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba là điều rất có thể xảy ra. Bởi nắng nóng, hầu như gia đình nào cũng sử dụng điều hòa nhiệt độ - "thủ phạm" chính làm cho hóa đơn tiền điện tăng cao. Nghiên cứu cho thấy, vào mùa nắng nóng, do sử dụng điều hòa liên tục, lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng trung bình khoảng 50%-60%.
PGS.TS. Nguyễn Việt Dũng - Viện trưởng Viện KHCN Nhiệt - Lạnh, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: "Khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C thì tiêu thụ điện của điều hòa tăng 2 - 3%. Cùng đó, thói quen trời càng nóng, cài nhiệt độ điều hòa càng thấp của nhiều người sử dụng cũng vô tình gây tốn thêm điện. Nếu nhiệt độ cài đặt của điều hòa trong phòng để thấp xuống 1 độ, tiêu thụ điện năng của điều hòa cũng tăng lên 1,5 - 3%".
Theo Trí thức trẻ
-
Thị trường03/12/2023Giá vàng nhẫn trong nước tuần qua biến động mạnh, có một số phiên tăng cao nhưng cũng có hai phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, có thương hiệu tăng thêm 1,4 triệu đồng/lượng, lên mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Thị trường15/07/2023Với túi tiền dưới 2 tỷ đồng, khách muốn mua nhà đất tại Hà Nội có thể tham khảo ở những khu vực không trung tâm, trong ngõ nhỏ như Yên Nghĩa, Lĩnh Nam, Đại La ...
-
Thị trường03/05/2023Giá vàng ngày 3/5 lại khiến nhà đầu tư bất ngờ. Vì thông tin việc làm từ Mỹ đã khiến giá vàng tăng vọt chỉ sau một đêm.
-
Thị trường25/04/2023Câu chuyện giá vé máy bay tăng cao - giảm sốc vẫn tiếp tục "nóng" trên nhiều diễn đàn. Nhu cầu đi lại tăng cao dịp nghỉ lễ dài đến gần, giá vé ra sao được quan tâm.
-
Thị trường25/04/2023Giá vé máy bay dịp lễ 30/4-1/5 hạ nhiệt, song không giảm quá nhiều. Các đại lý ôm vé bán xả dịp này, nhưng do giá cao nên mức bán ra cũng chỉ giảm 100.000-200.000 đồng/vé.
-
Thị trường06/02/2023“Hết hàng rồi em ơi, khách đợt này mua nhiều quá hàng về không kịp để bán, chị cũng không dám nhận đơn đặt trước đâu em”.
-
Thị trường07/12/2022Giá lợn hơi hôm nay (7/12) tiếp tục giảm đồng loạt trên cả nước khiến người chăn nuôi thấp thỏm dù đang trong cao điểm tiêu thụ Tết. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, siêu thị, theo các tiểu thương, sức mua cũng èo uột chỉ bằng 60-70% so với giữa năm.
-
Thị trường14/11/2022VietinBank đang là ngân hàng có lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất nhóm “Big 4” với mức 8,2%/năm, áp dụng cho các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
-
Thị trường09/11/2022"Nhỏ nhưng có võ", hạt dẻ tí hon mang hương vị núi rừng thơm ngon hấp dẫn, mới vào mùa đã được chị em tranh nhau đặt mua. Đến tháng 12 là sẽ hết mùa hạt dẻ, muốn ăn sẽ phải chờ đến sang năm.
-
Thị trường09/11/2022Mặc dù Sở Công Thương Hà Nội đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nguồn cung xăng dầu, bơm thêm 1.000m3 xăng, dầu và đảm bảo các cây xăng hoạt động bình thường thế nhưng tình trạng đóng cửa, bán xăng cầm chừng vẫn tiếp tục diễn ra, nhất là tại các cửa hàng xăng dầu tư nhân.
-
Thị trường09/11/2022Chuông cảnh báo suy thoái đang vang lên. Điều đó có nghĩa đã đến lúc cần phải có một cái nhìn sâu sắc về tình hình tài chính, đồng thời giữ một cái đầu lạnh trước thời cuộc.
-
Thị trường09/11/2022Giá vàng hôm nay 9/11 trên thị trường thế giới tăng vọt lên mức cao nhất trong 4 tuần giữa bối cảnh đồng USD có tín hiệu tạo đỉnh ngắn hạn sau khi Mỹ công bố thông tin về thị trường lao động.
-
Thị trường02/09/2022Giá vàng hôm nay 2/9 trên thị trường quốc tế giảm mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD/ounce (48,7 triệu đồng/lượng) trong bối cảnh đồng USD lại tăng vọt lên đỉnh cao 20 năm.