- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ở chung cư như vào rọ, dân kêu gào chủ đầu tư mặc kệ
Hàng loạt dự án chung cư lại bùng phát mâu thuẫn khiến cho người dân càng thêm bức xúc giữa những ngày hè nắng nóng.
Hàng loạt dự án chung cư lại bùng phát mâu thuẫn khiến cho người dân càng thêm bức xúc giữa những ngày hè nắng nóng.
Bức xúc đủ đườngVừa bàn giao được không lâu, dự án Eco Lake View có địa chỉ tại số 32 Đại Từ, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội do Công ty Cổ phần Ecoland làm chủ đầu tư, đã dính kiện cáo của khách hàng.
Theo phản ánh, nhiều căn hộ cư dân có sự chênh lệch về diện tích. Chủ một căn hộ tại chung cư Eco Lake View chia sẻ: "Diện tích căn hộ mà gia đình tôi bỏ tiền mua trên hợp đồng mua bán là 106,7m2. Tuy nhiên, khi đo lại thì chỉ được 105,1 m2, thiếu hụt 1,5 m2".
Nhiều cư dân chung cư Eco Lake View cho biết, với mức giá trung bình 24 triệu đồng/m2, và cả trăm căn hộ bị thiếu hụt diện tích, Công ty CP Ecoland đã thu lợi bất chính cả chục tỉ đồng.
Cư dân bức xúc vì phí dịch vụ cao
Điều đáng nói, sau khi phát hiện căn hộ đã mua thiếu hụt diện tích, nhiều chủ sở hữu căn hộ có đơn kiến nghị Công ty CP Ecoland đối thoại, giải đáp khúc mắc nhưng không được đáp ứng. Quá bức xúc, nhiều chủ sở hữu căn hộ tại chung cư Eco Lake View cho biết sẽ gửi đơn kiện chủ đầu tư ra tòa án nhờ phán xử.
Ngoài ra, cư dân còn tố chi phí dịch vụ tại chung cư này đang cao hơn nhiều so với chất lượng họ nhận được. Trước khi bàn giao, chủ đầu tư quảng cáo rất hoa mỹ về các công trình tiện ích cho dân cư sinh hoạt, vui chơi,... Tuy nhiên đến thời điểm này, nhiều công trình vẫn chỉ... là lời quảng cáo.
“Mức phí dịch vụ, gửi xe tại chung cư Eco Lake View như hiện nay là quá cao khi so sánh với chất lượng. Đồng thời, mức phí dịch vụ, gửi xe nếu so với mặt bằng chung của các khu chung cư ở phân khúc trung cấp khác tại quận Hoàng Mai cũng là cao. Nhiều khu chung cư lân cận chỉ có mức phí gửi xe từ 800.000 đồng-1,2 triệu đồng/ô tô/tháng, xe máy từ 60.000-80.000 đồng/xe/tháng, phí dịch vụ chỉ khoảng 5.000-6.000 đồng/tháng.
"Dù thu mức phí cao như vậy nhưng chất lượng dịch vụ tại đây cũng không xứng đáng. Chủ đầu tư cũng không minh bạch các chi phí, giải thích để cư dân hiểu rõ. So thực tế hiện tại với lúc quảng cáo bán căn hộ của Công ty CP Ecoland, cư dân chúng tôi có cảm giác như bị lừa”, chị Nguyễn Vân Anh, cư dân tòa HH03, chung cư Eco Lake View, bức xúc.
Trước những bất cập, tồn tại tại tòa nhà nhưng không được chủ đầu tư giải quyết, nhiều cư dân chung cư EcoLeak View những ngày qua đã đồng loạt treo băng rôn ngoài ban công căn hộ phản đối chủ đầu tư. Đỉnh điểm mâu thuẫn là việc người dân dán băng rôn, biều ngữ lên nhiều xe ô tô và diễu hành tập thể từ dự án tại số 32 Đại Từ đến trụ sở của chủ đầu tư tại phố Duy Tân (quận Cầu Giấy), yêu cầu chủ đầu tư đối thoại với người dân.
Xuống đường đòi quyền lợi
Bức xúc không kém, cư dân tại Westa Hà Đông (104 Trần Phú, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội) cũng treo băng rôn, xuống đường đòi quyền lợi. Theo phản ánh của cư dân, dù được nhận bàn giao nhà đã 5 năm và thanh toán đầy đủ tiền mua căn hộ, nhưng đến nay, gần 300 hộ dân tòa nhà Westa Hà Đông vẫn chưa được làm giấy chủ quyền nhà.
Bên cạnh đó, số tiền phí bảo trì xấp xỉ 12 tỷ đồng cũng chưa được chủ đầu tư bàn giao cho ban quản trị toà nhà.
Sau 5 năm đi vào hoạt động, hiện nhiều hạng mục toà nhà đã bị xuống cấp nghiêm trọng như năm tầng thương mại chưa được bàn giao thành nơi để rác, hệ thống PCCC báo cháy không chính xác, các hạng mục cây xanh chưa hoàn thiện,... Thế nhưng chủ đầu tư chỉ mới bàn giao cho dân 200 triệu đồng tiền phí bảo trì, không đủ để sửa chữa.
Hành xử của chủ đầu tư
Trong khi cư dân bức xúc thì chủ đầu tư lại chọn giải pháp im lặng. Tại dự án EcoLake View số 32 Đại Từ, UBND phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đề nghị Công ty cổ phần Ecoland làm việc với đại diện cư dân về những lùm xùm liên quan đến dự án như phí dịch vụ, giá trông giữ phương tiện quá cao, diện tích căn hộ thiếu so với hợp đồng... và báo cáo kết quả trước ngày 1/6. Tuy nhiên, cư dân cho biết đến nay chủ đầu tư vẫn im lặng, không đối thoại với người dân để thống nhất các nội dung theo chỉ đạo.
Còn tại dự án Westa Hà Đông, chung cư khởi công năm 2009, khi đó doanh nghiệp này vẫn là doanh nghiệp nhà nước, nắm giữ 51% phần vốn chi phối thuộc Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA), thuộc Bộ Xây dựng.
Đến khoảng cuối 2013, đầu năm 2014, dự án hoàn thành bàn giao cho cư dân vào ở. Tuy nhiên, do việc sản xuất kinh doanh nhiều năm thua lỗ, công ty phải đối mặt với các khoản nợ: Nhiều khoản nợ ngân hàng chưa có khả năng thanh toán; nợ nhà thầu thi công; nợ thuế; nợ cơ quan bảo hiểm xã hội,...
Nhiều kiến nghị của cư dân không được giải quyết
Do vậy, COMA 18 không thể bàn giao ngay quỹ bảo trì cho Ban quản trị chung cư Westa. Hiện, công ty vẫn đảm đương công tác bảo trì sau đầu tư phần hạ tầng, hệ thống trang thiết bị toà nhà. Đồng thời, gần đây, COMA 18 có ban lãnh đạo công ty mới, bộ máy này đang xây dựng tiến độ và lộ trình bàn giao từng phần hàng tháng và theo giai đoạn để hoàn thiện việc thanh toán phí bảo trì với ban quản trị.
Về công tác làm sổ đỏ, ngày 13/10/2017, văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội đã gửi thông báo về việc hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết do Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất số AI 225685 do UBND TP. Hà Nội cấp năm 2009 đang được thế chấp tại ngân hàng.
Toàn bộ dự án được thế chấp vay vốn tại ngân hàng từ năm 2011 nên không đủ điều kiện làm sổ hồng cho cư dân. chủ đầu tư đang làm các thủ tục với phía ngân hàng để tiến hành thủ tục giải chấp từng phần và làm sổ đỏ cho các hộ dân.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hơn 80% số nhà chung cư đang được quản lý, vận hành an toàn, ổn định, không xảy ra các tranh chấp, khiếu nại và hiện còn 458/4.422 nhà chung cư có các tranh chấp, khiếu nại chủ yếu liên quan đến 3 nhóm vấn đề: chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư, thành lập Ban quản trị; đóng góp, bàn giao, quản lý và sử dụng kinh phí bảo trì; xác định sở hữu chung - riêng.
Nguyên nhân của tình trạng này là do một số nội dung trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, vận hành nhà chung cư chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn, nhất là các phương thức quản lý, vận hành mới phù hợp với các loại hình chung cư ngày càng đa dạng hiện nay. Quy định các chế tài xử phạt một số hành vi vi phạm còn nhẹ.
Cùng với đó, năng lực thực hiện và quản lý dự án của một số chủ đầu tư còn yếu, việc chấp hành các quy định của pháp luật chưa nghiêm, cụ thể như quy định về chuyển nhượng dự án, đầu tư xây dựng nhà ở kinh doanh bất động sản, phòng cháy chữa cháy, công khai thông tin dự án, điều chỉnh dự án.
Theo VietNamNet
- Thị trường27/02/2021Những người lười bóc vỏ hạt hướng dương có thể sẽ phải cân nhắc xem video về chiếc máy được cho là "thần thánh", hàng nghìn người đổ xô đi mua này.
- Thị trường28/11/2020Giá vàng đi xuống, hướng tới tuần giảm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh dịch bệnh và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
- Thị trường22/11/2020Thị trường vàng trong nước và quốc tế tuần qua có sự sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư đua nhau bán.
- Thị trường15/11/2020Được các địa chỉ online quảng cáo là đặc sản của Hà Giang nhưng thực chất nhiều dân buôn tiết lộ loại táo đá được bán tràn lan với giá chỉ 10.000 đồng/kg là dòng táo có xuất xứ từ Trung Quốc.
- Thị trường14/11/2020Giá vàng tăng trở lại khi một bộ phận dòng tiền luân chuyển qua vàng và đồng USD yếu đi.
- Thị trường01/11/2020Sau cơn bão số 9, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 140 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, tuy nhiên hiện nay mặt hàng tôn và ngói bất ngờ tăng giá cao hơn nhiều lần so với ngày thường.
- Thị trường25/10/2020Các chuyên gia nói với Zing thị trường vàng sẽ trải qua một đợt bùng nổ giá vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. "Làn sóng xanh" có thể giúp giá kim loại quý tăng vọt.
- Thị trường23/10/2020Sau phiên tăng trên vùng 1.925 USD/ounce, giá vàng thế giới quay đầu giảm gần 20 USD trong phiên 22/10 (giờ Mỹ), kéo giá giao dịch hiện tại về mốc 1.905 USD/ounce.
- Thị trường23/10/2020Mưa lũ mấy ngày trước khiến toàn bộ hàng hóa của tiểu thương chợ Hà Tĩnh ngập chìm trong nước, hàng hóa hư hỏng. Tiểu thương ôm mặt khóc vì gia sản tiêu tan trong nước lũ.
- Thị trường26/09/2020Do giá xăng, dầu trên thị trường thế giới hạ nên các doanh nghiệp đầu mối cho rằng giá xăng, dầu trong nước sẽ giảm. Xăng E5 RON 92 có thể giảm 200 đồng/lít, về mức 14.000 đồng/lít.
- Thị trường26/09/2020Là động vật thuộc họ thân mềm chuyên phá hoại cây cối, ốc sên trở thành nỗi ám ảnh của phần lớn những người nông dân. Tuy nhiên, nhiều nơi coi chúng là đặc sản có giá đắt đỏ, thậm chí chất nhầy từ chúng có giá đắt hơn vàng.
- Thị trường13/09/2020Nhiều loại hải sản cao cấp như cá mú, tôm hùm ế ẩm, giá giảm chưa từng thấy. Song có một nghịch lý là giá tại vựa nuôi rớt giá thê thảm nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao ngất do thương lái "chặt chém".
- Thị trường12/09/2020Dù giá đắt gấp đôi mật ong thường nhưng mật ong bạc hà - một trong những đặc sản của cao nguyên đá Hà Giang - vẫn rất đắt hàng vì nhiều người lùng mua về ngâm hoặc tăng cường sức đề kháng mùa dịch Covid-19.
- Thị trường06/09/2020Giá vàng hôm nay giảm phiên thứ ba liên tiếp kết thúc tuần không có nhiều biến động của kim loại quý.