- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Siêu thị Tây: khách quên chìa khóa ân cần mang trả; siêu thị ta cả ngày không được nụ cười
Siêu thị Tây: khách quên chìa khóa ân cần mang trả; siêu thị ta cả ngày không được nụ cười
Đó chính là lí do vì sao doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thua ngay trên sân nhà, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho hay.
Mới đây, tỷ phú Central Group đã chính thức mua đứt Big C Việt Nam. Thương vụ đánh dấu thêm 1 chuỗi bán lẻ lớn tại Việt Nam về tay người Thái, sau chuỗi Metro Cash & Carry.Trước đó, người Thái cũng đã có hàng loạt thương vụ trên thị trường bán lẻ Việt Nam như thương vụ Central Group mua lại 49% cổ phần Nguyễn Kim, hay việc Berli Jucker đánh bật chuỗi Family mart để thành lập B'mart...
Đánh giá về thị trường bán lẻ Việt Nam sau khi hai hệ thống bán lẻ lớn bậc nhất và có lịch sử nhiều năm kinh doanh ở Việt Nam bị thâu tóm, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều tiềm năng nhưng chúng ta chưa biết cách khai thác, kể cả về chiến lược phát triển cũng như trên mỗi mặt trận cụ thể của doanh nghiệp và các bộ, ngành.
![]() |
Ảnh minh họa
|
Đại diện Hiệp hội Siêu thị Hà Nội chỉ ra một loạt yếu kém của ngành bán lẻ nội địa, cụ thể:
Thứ nhất, mối quan hệ cung ứng giữa nhà sản xuất và kênh phân phối thực sự có vấn đề. Vừa rồi, rộ lên câu chuyện Big C yêu cầu nâng chiết khấu nhưng không chỉ riêng gì Big C mà các siêu thị trong nước cũng "hành hạ" nhà cung ứng. Chiết khấu cao, chiếm dụng vốn khách hàng, nợ lâu thanh toán làm nhà cung ứng phải chờ đợi mệt mỏi...
Lấy ví dụ thực tế, ông Phú kể, vừa rồi có một nhà cung ứng muốn gửi hàng đến siêu thị A của nhà nước để bán nhưng một tháng trời họ mới được gặp mặt để đàm phán thì mất thời cơ rồi còn gì nữa. Chưa kể, phí tạo mã giá 1 triệu đồng, phí đầu kệ cao, bán hàng xong lại không thanh toán ngay vì kêu không có tiền, chiếm dụng vốn của khách hàng... như thế là không ổn.
"Phải làm việc với siêu thị, cam kết không nâng chiết khấu quá 15%. Siêu thị lớn thì ép nhà cung ứng, còn siêu thị nhỏ lại bị nhà cung ứng ép. Nếu cả hai bên không hữu nghị thì hàng Thái Lan, hàng Nhật họ sẽ tràn vào thôi", vị này nói.
Thứ hai, tính liên kết thương mại của doanh nghiệp sản xuất và phân phối Việt Nam quá kém. Hiện nay, 10 siêu thị trong nước vẫn cử 10 người đi mua đồ ăn từ nước ngoài về bán. Trong khi không nhập hàng của Việt Nam mặc dù hàng ngon, hàng sạch, hàng ant oàn không thiếu. Nếu không ngồi xem lại thì bán lẻ Việt Nam thua là đúng rồi.
Thứ ba, là tính chuyên nghiệp. "Tôi không khen ngợi nhà bán lẻ ngoại chuyên nghiệp nhưng các bạn vào siêu thị của họ cảm thấy hài lòng, thảnh thơi vì được phục vụ tử tế. Ở Aeon mall, khi bạn quên chìa khóa còn được nhân viên ân cần mang trả tận nơi, còn khi vào siêu thị nội có khi cả ngày bạn cũng chả được một câu cảm ơn tử tế nào. Như thế là rất nguy hiểm", ông Phú nói.
Thứ tư, là quy hoạch thiếu đồng bộ. Phát triển hệ thống phân phối mà không có quy hoạch là không ổn. Tôi không thể tưởng tượng ở Hà Nội 700m mà có đến 3 cái siêu thị. Lotte đang có siêu thị rồi thì Hapro lại cắm một cái vào giữa. Trong khi ở trong Sài Gòn thì cứ 1km là có 3 siêu thị. Chúng ta tự hại nhau mà thôi. Hapro đã phải đóng cửa ở 102 Thái Thịnh rồi.
Cũng theo ông Phú, hiện nay, hàng bình ổn giá đã được chi 200 tỷ đồng nhưng giá dầu ăn của siêu thị bình ổn vẫn cao hơn siêu thị bên ngoài khoảng 20.000 đồng.
"Tất cả những vấn đề trên đồng bộ lại làm cho bán lẻ Việt Nam yếu kém. Là người theo dõi, là người mở siêu thị đầu tiên, tôi xin nói siêu thị bây giờ đừng có bảo thủ để không nhìn nhận ra cái yếu nữa. Nếu không thay đổi thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà thôi, khi đó hàng ngoại sẽ vào, siêu thị ngoại sẽ lấy hết doanh thu của siêu thị nội", ông Phú nói.
- Thị trường28/11/2020Giá vàng đi xuống, hướng tới tuần giảm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh dịch bệnh và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
- Thị trường22/11/2020Thị trường vàng trong nước và quốc tế tuần qua có sự sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư đua nhau bán.
- Thị trường15/11/2020Được các địa chỉ online quảng cáo là đặc sản của Hà Giang nhưng thực chất nhiều dân buôn tiết lộ loại táo đá được bán tràn lan với giá chỉ 10.000 đồng/kg là dòng táo có xuất xứ từ Trung Quốc.
- Thị trường14/11/2020Giá vàng tăng trở lại khi một bộ phận dòng tiền luân chuyển qua vàng và đồng USD yếu đi.
- Thị trường01/11/2020Sau cơn bão số 9, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 140 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, tuy nhiên hiện nay mặt hàng tôn và ngói bất ngờ tăng giá cao hơn nhiều lần so với ngày thường.
- Thị trường25/10/2020Các chuyên gia nói với Zing thị trường vàng sẽ trải qua một đợt bùng nổ giá vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. "Làn sóng xanh" có thể giúp giá kim loại quý tăng vọt.
- Thị trường23/10/2020Sau phiên tăng trên vùng 1.925 USD/ounce, giá vàng thế giới quay đầu giảm gần 20 USD trong phiên 22/10 (giờ Mỹ), kéo giá giao dịch hiện tại về mốc 1.905 USD/ounce.
- Thị trường23/10/2020Mưa lũ mấy ngày trước khiến toàn bộ hàng hóa của tiểu thương chợ Hà Tĩnh ngập chìm trong nước, hàng hóa hư hỏng. Tiểu thương ôm mặt khóc vì gia sản tiêu tan trong nước lũ.
- Thị trường26/09/2020Do giá xăng, dầu trên thị trường thế giới hạ nên các doanh nghiệp đầu mối cho rằng giá xăng, dầu trong nước sẽ giảm. Xăng E5 RON 92 có thể giảm 200 đồng/lít, về mức 14.000 đồng/lít.
- Thị trường26/09/2020Là động vật thuộc họ thân mềm chuyên phá hoại cây cối, ốc sên trở thành nỗi ám ảnh của phần lớn những người nông dân. Tuy nhiên, nhiều nơi coi chúng là đặc sản có giá đắt đỏ, thậm chí chất nhầy từ chúng có giá đắt hơn vàng.
- Thị trường13/09/2020Nhiều loại hải sản cao cấp như cá mú, tôm hùm ế ẩm, giá giảm chưa từng thấy. Song có một nghịch lý là giá tại vựa nuôi rớt giá thê thảm nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao ngất do thương lái "chặt chém".
- Thị trường12/09/2020Dù giá đắt gấp đôi mật ong thường nhưng mật ong bạc hà - một trong những đặc sản của cao nguyên đá Hà Giang - vẫn rất đắt hàng vì nhiều người lùng mua về ngâm hoặc tăng cường sức đề kháng mùa dịch Covid-19.
- Thị trường06/09/2020Giá vàng hôm nay giảm phiên thứ ba liên tiếp kết thúc tuần không có nhiều biến động của kim loại quý.
- Thị trường09/08/2020Giá vàng gặp áp lực chốt lời mạnh sau khi liên tiếp tăng phi mã gần đây và liên tiếp thiết lập các mốc cao kỷ lục mới.