- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sự thật về thu nhập 'khủng' của shipper trong mùa dịch Covid-19
Là một trong những nghề hiếm hoi “được” ra đường giữa dịch Covid-19, shipper (người giao hàng) đang là nghề mà nhiều người dự đoán sẽ hốt bạc trong thời gian này.
Thu nhập “khủng” hay khủng hoảng sụt giảm đơn hàng?
Ngày 25/3, Hà Nội bắt đầu yêu cầu tạm dừng đóng cửa các hoạt động kinh doanh dịch vụ để hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành lệnh cách ly toàn xã hội 15 ngày, bắt đầu từ ngày 1/4.
Hai thông báo trên khiến các hoạt động kinh doanh lớn nhỏ trên cả nước gần như “đóng băng” trong 15 ngày, tuy nhiên đây lại là tiền đề để nghề shipper (người giao hàng) trở thành một… điểm sáng mới.
Shipper là một trong những nghề hiếm hoi “được” ra đường trong thời gian cách ly toàn xã hội.
Khi toàn bộ người dân và lao động ở nhiều ngành nghề khác nhau đều phải ở nhà sinh hoạt và làm việc, khi các cửa hàng kinh doanh đã chuyển hẳn sang bán hàng online để duy trình hoạt động thì shipper chính là sợi dây kết nối duy nhất giữa người bán; người cung cấp dịch vụ với khách hàng. Người mua - người bán ở nhà và shipper là người… ra đường.
Theo đó, một số loại hình shipper vẫn được hoạt động trong thời gian cách li toàn xã hội là: hệ thống shipper của những ứng dụng mua hàng trực tuyến; người giao hàng của bưu điện, các công ty dịch vụ vận chuyển và hệ thống shipper của các ứng dụng giao đồ ăn nhanh…
Shipper làm việc cho một đơn vị giao hàng chuyên nghiệp được hưởng lương cố định nên không chịu ảnh hưởng nhiều của dịch Covid-19.
Trong đó, những người giao hàng chuyên nghiệp có yêu cầu công việc tuân theo quy trình nhất định. Nhóm người này hưởng lương, chế độ đãi ngộ cố định của công ty nên thu nhập không chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch Covid-19.
Shipper làm việc cho các đơn vị giao hàng chuyên nghiệp ngoài lương cứng sẽ được nhận thêm 1 phần hoa hồng nhỏ khoảng 3.000 – 4.000 đồng/đơn hàng. Nếu làm việc chăm chỉ, mỗi ngày nhóm người này giao được khoảng 30 – 40 đơn, thêm vào thu nhập hàng tháng.
Bên cạnh đó, shipper tự do, bán tự do là đối tác của các ứng dụng giao hàng hoặc ứng dụng đặt đồ ăn nhanh chính là đối tượng chịu tác động lớn của các diễn biến kinh tế - xã hội hiện nay.
Thực tế số lượng đơn hàng mỗi ngày bị tụt giảm nhiều trong thời gian cách ly toàn xã hội.
Ai cũng nghĩ shipper sẽ bội thu trong những ngày này nhưng thực tế, số lượng đơn hàng đã bị giảm nhiều so với thời gian trước dịch Covid-19 và trước khi cách li xã hội.
Theo anh Thanh Hiệp (26 tuổi, một người giao đồ ăn nhanh ở Hà Nội) cho biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng giảm đơn hàng do sau lệnh tạm dừng kinh doanh dịch vụ và lệnh cách ly toàn xã hội, nhiều cửa hàng đối tác trước đây đã đóng cửa, cũng không bán online, làm mất đi lượng khách quen tương đối lớn.
"Sự gia nhập của những shipper mới, những người ở nhiều ngành nghề khác cũng chuyển sang làm shipper nhiều để kiếm thêm thu nhập, vì vậy số đơn hàng bị chia lẻ cho nhiều người, mức độ cạnh tranh cao hơn so với trước đây” - Anh Hiệp chia sẻ.
Trung bình mỗi ngày một shipper giao được khoảng 10 - 15 đơn hàng.
Mỗi ngày, trung bình một shipper đồ ăn giao được từ 10 – 15 đơn, ngày cao điểm khoảng 20 đơn. Trong khi trước đó, nếu chăm chỉ trung bình khoảng 20 – 25 mỗi ngày.
Mỗi đơn hàng của shipper được đối tác trả phí từ 18.000 – 20.000 đồng/đơn. Nếu vượt mức 30 đơn/ngày sẽ được cộng điểm thưởng. Như vậy, tổng thu nhập bình quân của một shipper nếu thuận lợi sẽ dao động khoảng 300.000 đồng/ngày, chưa trừ chi phí xăng xe và một số trường hợp phải đền tiền vì khách “bùng” đơn.
Kiếm 300.000 đồng/ngày nuôi ăn gia đình trong mùa dịch
Thực tế, nghề shipper mùa dịch Covid-19 không “bội thu” như nhiều người dự đoán. Tuy nhiên, việc tiếp tục được duy trì công việc trong thời gian này cũng giúp những người giao hàng có thu nhập ổn định. Đây cũng là lý do khiến nhiều lao động từ ngành nghề khác đã “lấn sân” sang nghề shipper để khắc phục tình trạng thất nghiệp tạm thời.
Anh Đình Doanh (30 tuổi) chia sẻ: “Trước dịch tôi làm công nhân tại một nhà máy của Nhật Bản ở ngoài thành Hà Nội. Nhưng nghỉ dịch kéo dài và không được hỗ trợ lương nên tôi đã nhờ bạn đăng kí tài khoản đi làm shipper giao đồ ăn. Khoản thu nhập này giúp tôi giúp đỡ được một phần cho gia đình vì Covid-19 cả 2 vợ chồng đều rơi vào cảnh thất nghiệp.”
Nhiều lao động từ những ngành nghề khác chuyển sang làm shipper để kiếm thêm thu nhập.
Gia đình anh Doanh thuê một căn nhà nhỏ ở ngoại ô thành phố Hà Nội, hai vợ chồng đều là người tỉnh lẻ về đây lập nghiệp. Trước khi chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, anh chị đều làm công nhân ở một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Nhật Bản với tổng thu nhập khoảng 15 triệu/tháng.
Số tiền này vừa đủ chi trả phí sinh hoạt gia đình 4 người, tiền thuê nhà và tiền ăn học cho 2 đứa con trai, đứa lớn học lớp 1, đứa nhỏ 3 tuổi.
Đến khoảng cuối tháng 3/2020, công ty bắt đầu cho nhân viên nghỉ việc tạm thời với số tiền hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng. Con cái không gửi được về quê nên cả gia đình 4 người nhìn nhau sống qua ngày với số tiền chỉ bằng 1/4 trước kia.
Để kiếm được 500.000 đồng/ngày, nhiều shipper phải ở ngoài đường từ sáng sớm tới đêm muộn.
Để kiến thêm thu nhập những ngày tạm nghỉ việc ở công ty, anh Doanh nhờ một người bạn đăng kí tài khoản làm shipper cho một ứng dụng giao đồ ăn nhanh và bắt đầu với công việc mới.
Anh thường bắt đầu công việc lúc 8 giờ sáng sau đó về nhà lúc 9 giờ tối. Trong đó, thời gian cao điểm nhất từ 10h sáng – 13h chiều, đây là khoảng thời gian mọi người nghỉ trưa nên số lượng đơn hàng lớn, anh thường giao được khoảng 3 đơn trong khoảng thời gian này.
Thời gian đầu đi làm chưa quen đường, chưa quen việc nên mỗi ngày anh Doanh chỉ giao được 5 – 7 đơn hàng. Về sau tăng số lượng lên 10 – 15 đơn hàng, có ngày cao điểm anh có thể thu được cả triệu đồng.
Số tiền này anh Doanh dành một phần cho ăn uống, xăng xe lúc đi làm, phần còn lại đưa vợ để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày cho gia đình, cố gắng giữ lại 2 triệu tiền trợ cấp để đóng tiền nhà.
Thu nhập mỗi tháng của shipper có thể là nguồn sống duy nhất của cả gia đình trong mùa dịch.
“Nghề shipper nếu không có dịch đã vất vả nắng mưa suốt ngày, nay đi làm trong đợt này càng phải đối diện với nhiều khó khăn hơn. Vợ tôi ngày nào cũng dặn phải tự bảo vệ bản thân lúc tiếp xúc với nhiều người. Về nhà cũng bắt tôi thay quần áo, vệ sinh cá nhân rồi mới cho gần con", anh Doanh chia sẻ.
Để bản thân và cộng đồng được đảm bảo an toàn, những người giao hàng bên cạnh việc tuân thủ yêu cầu của đơn vị đối tác về phòng chống dịch, họ cũng tự sáng tạo ra nhiều cách giao hàng thú vị như: Dùng xe ô tô đồ chơi điều khiển từ xa để đưa đồ và nhận tiền trong khoảng cách 2m; đeo găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc với nhiều người lạ…
Ra đường mùa dịch lại phải gặp gỡ với nhiều người lạ trong một ngày khiến công việc shipper đối diện với nhiều khó khăn và nguy cơ lây nhiễm cao hơn mọi người. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội giúp những người giao hàng giữ được công việc ổn định, không rơi vào cảnh thất nghiệp, thậm chí thu nhập hàng tháng có thể còn là chiếc phao cứu sinh duy nhất của cả gia đình trong giai đoạn này.
Theo Dân Việt
- Thị trường28/11/2020Giá vàng đi xuống, hướng tới tuần giảm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh dịch bệnh và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
- Thị trường22/11/2020Thị trường vàng trong nước và quốc tế tuần qua có sự sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư đua nhau bán.
- Thị trường15/11/2020Được các địa chỉ online quảng cáo là đặc sản của Hà Giang nhưng thực chất nhiều dân buôn tiết lộ loại táo đá được bán tràn lan với giá chỉ 10.000 đồng/kg là dòng táo có xuất xứ từ Trung Quốc.
- Thị trường14/11/2020Giá vàng tăng trở lại khi một bộ phận dòng tiền luân chuyển qua vàng và đồng USD yếu đi.
- Thị trường01/11/2020Sau cơn bão số 9, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 140 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, tuy nhiên hiện nay mặt hàng tôn và ngói bất ngờ tăng giá cao hơn nhiều lần so với ngày thường.
- Thị trường25/10/2020Các chuyên gia nói với Zing thị trường vàng sẽ trải qua một đợt bùng nổ giá vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. "Làn sóng xanh" có thể giúp giá kim loại quý tăng vọt.
- Thị trường23/10/2020Sau phiên tăng trên vùng 1.925 USD/ounce, giá vàng thế giới quay đầu giảm gần 20 USD trong phiên 22/10 (giờ Mỹ), kéo giá giao dịch hiện tại về mốc 1.905 USD/ounce.
- Thị trường23/10/2020Mưa lũ mấy ngày trước khiến toàn bộ hàng hóa của tiểu thương chợ Hà Tĩnh ngập chìm trong nước, hàng hóa hư hỏng. Tiểu thương ôm mặt khóc vì gia sản tiêu tan trong nước lũ.
- Thị trường26/09/2020Do giá xăng, dầu trên thị trường thế giới hạ nên các doanh nghiệp đầu mối cho rằng giá xăng, dầu trong nước sẽ giảm. Xăng E5 RON 92 có thể giảm 200 đồng/lít, về mức 14.000 đồng/lít.
- Thị trường26/09/2020Là động vật thuộc họ thân mềm chuyên phá hoại cây cối, ốc sên trở thành nỗi ám ảnh của phần lớn những người nông dân. Tuy nhiên, nhiều nơi coi chúng là đặc sản có giá đắt đỏ, thậm chí chất nhầy từ chúng có giá đắt hơn vàng.
- Thị trường13/09/2020Nhiều loại hải sản cao cấp như cá mú, tôm hùm ế ẩm, giá giảm chưa từng thấy. Song có một nghịch lý là giá tại vựa nuôi rớt giá thê thảm nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao ngất do thương lái "chặt chém".
- Thị trường12/09/2020Dù giá đắt gấp đôi mật ong thường nhưng mật ong bạc hà - một trong những đặc sản của cao nguyên đá Hà Giang - vẫn rất đắt hàng vì nhiều người lùng mua về ngâm hoặc tăng cường sức đề kháng mùa dịch Covid-19.
- Thị trường06/09/2020Giá vàng hôm nay giảm phiên thứ ba liên tiếp kết thúc tuần không có nhiều biến động của kim loại quý.
- Thị trường09/08/2020Giá vàng gặp áp lực chốt lời mạnh sau khi liên tiếp tăng phi mã gần đây và liên tiếp thiết lập các mốc cao kỷ lục mới.