Thực phẩm sạch: dân quê để dành ăn Tết, dân phố hoang mang

Trong tuần qua đã có không ít những vụ việc về thực phẩm Tết được phanh phui khiến người tiêu dùng "chết đứng" vì kinh hãi.

Tết gần đến, vấn đề về an toàn thực phẩm rất được người dân quan tâm. Tuy nhiên trong tuần qua đã có không ít những vụ việc về thực phẩm bẩn được phanh phui khiến người tiêu dùng chết đứng vì kinh hãi.

Trước thực trạng một số người bất chấp đạo đức kinh doanh và pháp luật để buôn bán thực phẩm bẩn, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng khi mua sắm thực phẩm Tết.

Mứt Tết siêu bẩn phơi cạnh khu vệ sinh, trộn lẫn đất cát

Đó là thực trạng được đoàn kiểm tra do Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong dẫn đầu phát hiện vào sáng 19/1 tại đường Xuân La (Bắc Từ Liêm - Hà Nội). Theo đó, số mứt Tết bao gồm: mứt dừa, mứt đu đủ, mứt bí đao được phơi ở khu vực đường Xuân La. Khu vực này là điểm cuối của tuyến xe bus số 33 (Mỹ Đình -Xuân Đỉnh) và là khu đất dự án, nên được bao bọc khá kỹ càng bởi những tấm tôn. Nếu chỉ nhìn phía ngoài, ít ai phát hiện được bên trong đang là điểm phơi mứt bẩn kinh hoàng.

kinh hoang mut tet phoi canh khu ve sinh, tron lan dat cat - 4

Cận cảnh một mẻ mứt Tết chuẩn bị được phơi. Có thể nhìn rõ những cặn bẩn trên mặt bạt và cả ruồi nhặng bu trên sản phẩm

Điều đáng nói, trong khu vực phơi mứt này rác thải vứt ngập ngụa, ngay cạnh đó là khu vệ sinh tạm bợ dành cho những lái và phụ xe buýt tuyến 33 mỗi khi ngừng nghỉ. Không chỉ có vậy, những người phơi mứt ở đây còn ngang nhiên dẫm chân lên cả sản phẩm của mình, và những tấm bạt dừng để phơi mứt đã hoen ố và bám đầy đất cát thậm chí là đá sỏi.

Phía sau thị trường mứt Tết: Ớn lạnh vì độ độc hại

Nhiều cơ sở sản xuất mứt Tết còn dùng hóa chất trong quá trình chế biến nhưng người tiêu dùng khó có thể nhận ra được

Thực tế đây chỉ là một trong số ít những cơ sở sản xuất mứt Tết thiếu vệ sinh bị phát hiện khiến người dân mỗi khi ăn mứt cũng cảm thấy ghê người. Đó là lý do hiện nay rất nhiều gia đình tự làm mứt hoặc đặt hàng các cơ sở, cá nhân làm mứt có uy tín để ăn Tết.

Thực phẩm sạch: dân quê để dành ăn Tết, dân phố hoang mang

Để có một cái Tết đảm bảo, dân thành thị đang đua nhau săn lùng thực phẩm sạch. Thậm chí một số gia đình có điều kiện còn đánh cả ô tô vể tận các vùng quê nghèo để mua rau, bắt gà, lợn …. cho chuẩn sạch. Tuy nhiên, nhiều người dân khác vẫn chỉ có thể săn hàng sạch trên mạng, ngoài chợ theo cảm tính mà chẳng thể chắc chắn được vào độ tin cậy sản phẩm.

Hơn nữa thực tế nuôi trồng ở các vùng quê để đảm bảo chuẩn sạch cũng rất khó vì họ cũng phải chạy theo lợi nhuận, thị trường mà tắm hóa chất cho rau quê, nhồi thuốc tăng trọng cho gia cầm gia súc…

thực phẩm Tết, sắm Tết, Bính Thân, thực-phẩm-Tết, sắm-Tết, Bính-Thân

Để có được lợn chuẩn sạch ăn Tết, nhiều người dân quê cũng phải đặt hàng cả tháng trời mới có

Trên báo Trí thức trẻ ngày 19/1 đã trích đăng tâm sự thật của một số người dân quê khiến dư luận sững sờ: “Mang tiếng là ở quê, đất đai vườn tược, bến bãi rộng, nhưng nói thật đến rau sạch chúng tôi còn thiếu chứ đừng nói đến những thực phẩm khác như: bò, lợn";

“Ngay hàng xóm nhà tôi đây thôi, mỗi ngày mang lên thành phố cả mấy trăm bó rau. Thế nhưng, hôm trước họ phun, hôm sau họ bán. Có lần họ nhờ tôi cắt rau hộ mà ngồi có mấy tiếng, đầu óc tôi choáng váng, người mệt lử vì hít phải thuốc trừ sâu. Nhưng đây chỉ là một trong số hàng trăm hộ trồng rau bán theo kiểu như vậy. Thế nhưng, tôi nghe nói cũng chính hàng xóm nhà tôi lại đang xuất cho một cửa hàng “rau sạch” tại Hà Nội. Nghe đâu giá bán đắt gấp 4-5 lần bán buôn thông thường ấy chứ”…

Luống rau sạch được người nông dân để dành cho gia đình ăn thường rất còi cọc và có nhiều lá bị sâu ăn


Luống rau được trồng để đem bán thì hoàn toàn khác, trông rất ngon mắt và đều tăm tắp. Người nông dân cho biết, loại này thường phun khoảng 4 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau. (Ảnh: Hà Khê)


Hiện tượng mỗi hộ nông dân trồng rau nhưng bao giờ cũng có 2 mảnh ruộng, mảnh để bán thì rau xanh mơn mởn (để bán) – mảnh còi cọc đầy sâu bệnh (để ăn) từng được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề cập cũng là thế. Vậy nên, hiện nay người dân ở nhiều vùng quê cũng đang “khát” thực phẩm sạch, phải để dành ăn dè thì lấy đâu ra đồ sạch cho dân phố ăn Tết?

Măng ngâm hóa chất có thể phá hủy nội tạng, gây ung thư

Măng là món ăn truyền thống được rất nhiều gia đình sử dụng trong dịp Tết. Tuy nhiên vừa qua các chuyên gia đã khảng định măng ngâm, tẩm hóa chất không chỉ gây phá hủy đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng thần kinh mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Không chỉ vậy, nếu sử dụng phẩm màu công nghiệp để nhuộm màu cho măng có khả nặng gây ngộ độc cao. Ngoài ra, những độc tính chứa trong phẩm màu công nghiệp có thể ảnh hưởng đến thần kinh và gây ra một số chứng hiếu động thái quá, thay đổi hành vi ở trẻ em và cả người trưởng thành.

tac hai kinh hoang khi an phai mang ngam hoa chat - 1

Những bịch măng màu sắc bắt mắt được tẩm từ hóa chất

Thông tin này khiến người dân vô cùng hoang mang vì thực trạng măng ngâm hóa chất để tạo màu đẹp, để được lâu hơn, ăn ngon giòn hơn là rất phổ biến. Điển hình nhất là ngày 15/1/2016 vừa qua, các trinh sát Đội 3 - C49 công an TP. HCM đã bắt quả tang cơ sở chế biến măng Tùng Hương, do bà Nguyễn Thị Hồng (41 tuổi làm chủ) sử dụng hóa chất để ngâm măng. Thời điểm bị kiểm tra cơ sở có khoảng 7 tấn măng tươi và hơn 300 kilogam măng đã ngâm hóa chất tạo màu.

thực phẩm tẩy trắng
Măng tươi tự nhiên khi đã muối thường có màu vàng tươi nhạt, còn măng ngâm hóa chất màu trắng nhợt nhạt.

Cụ thể, các công nhân sử dụng một muỗng nhỏ hóa chất phụ gia cho vào nước để ngâm khoảng 1 tấn măng tươi ở công đoạn sau khi luộc chín. Sau 5 giờ, măng từ màu trắng đục được chuyển thành màu vàng tươi. Thành phẩm này được bỏ mối cho các chợ trên địa bàn thành phố…

Vậy nên tốt nhất người dân nên hạn chế ăn măng, học cách phân biệt măng sạch và măng ngâm hóa chất, hoặc tìm mua măng tại những địa chỉ thực sự uy tín, đã được kiểm định để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình.

V.K (tổng hợp)/VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.