Thuế xăng dầu cao nhất 8.000 đồng/lít: Diễn biến mới từ Bộ Tài chính

Nếu lộ trình này suôn sẻ, có thể 6 tháng nữa thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ có khung thuế mới cao hơn nhiều khung thuế hiện tại.

Chính phủ vừa trình Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật thuế bảo vệ môi trường (sửa đổi), trong đó có nội dung nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên tối đa 8.000 đồng/lít vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội.

Tin từ Bộ Tài chính cho hay, ngày 14/2 Bộ Tài chính đã có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Ngày 10/3, Bộ Tư pháp thay mặt Chính phủ ký tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật thuế bảo vệ môi trường (sửa đổi), trong đó có nội dung nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên tối đa 8.000 đồng/lít vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội.

Lãnh đạo Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Thuế thực hiện rà soát hoàn thiện báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường.

thuế bảo vệ môi trường,Thuế bảo vệ môi trường xăng dầu,Luật Thuế bảo vệ môi trường,thuế xăng dầu
Nâng khung Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu tiếp tục được xem xét.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng yêu cầu Vụ Chính sách thuế chủ trì hoàn thiện dự án luật, trình Bộ để gửi lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân liên quan; lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp theo đúng quy định; trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét thông quan theo đúng chương trình.

Dự kiến, tháng 4 này Bộ Tài chính sẽ lấy ý kiến các đơn vị, tổ chức, cá nhân về dự án Luật này. Tháng 5 xin ý kiến thẩm định của Bộ tư pháp. Tháng 6 trình Chính phủ dự án luật để Chính phủ trình Quốc hội.

Tháng 7/2017 dự án luật sẽ được gửi sang Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội để thẩm tra. Tiếp đó tháng 8 sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật.

Theo lộ trình đó, tháng 9/2017 dự án luật sẽ được gửi đến đại biểu Quốc hội sau khi đã có ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Tháng 10/2017 trình Quốc hội xem xét thông qua.

Nếu lộ trình này suôn sẻ, có thể 6 tháng nữa thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ có khung thuế mới cao hơn nhiều khung thuế hiện tại.

Trước đó, đề xuất xây dựng Luật Thuế bảo vệ môi trường (sửa đổi) của Bộ Tài chính có việc nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu từ mức tối thiểu 1.000 và tối đa 4000 đồng/lít lên mức tối thiểu 3.000 đồng/lít, tối đa 8.000 đồng/lít đã gây xôn xao dư luận.

Sau đó, nhiều bộ ngành, tổ chức đã có ý kiến gửi Bộ Tài chính.

Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tài chính “cân nhắc thật kỹ sự cần thiết, lộ trình thực hiện.

Bộ Tư pháp mong rằng Bộ Tài chính cần đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu,... cao gấp đôi quy định hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng lo ngại: Việc tăng thuế đối với xăng dầu sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Giải trình lại ý kiến của các bộ ngành về việc khung thuế nới rộng, Bộ Tài chính đưa ra 4 lý do.

Một là việc này nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường.

Hai là đảm bảo chính sách có tính ổn định.

Ba là phù hợp với lộ trình dài, thay thế thuế nhập khẩu phải cắt giảm dần.

Bốn là phù hợp với mức thu của các nước xung quanh nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu xăng dầu.

Vì vậy, Bộ đề nghị giữ phương án điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng ở mức tối thiểu là 3.000 đồng/lít và tối đa là 8.000 đồng/lít.

Theo VietNamNet


Bộ Tài Chính

thuế bảo vệ môi trường

Thuế xăng dầu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.