- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tiêu hủy 6 triệu con lợn, thiệt hại chưa bao giờ có nhưng 'tạm hài lòng'
Dịch tả lợn châu Phi lây lan ra khắp 63 tỉnh thành, buộc tiêu huỷ 5,9 triệu con lợn. Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, dịch bệnh này nguy hiểm và không dễ kiểm soát
Dịch tả lợn châu Phi lây lan ra khắp 63 tỉnh thành, buộc tiêu huỷ 5,9 triệu con lợn. Theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, dịch bệnh này nguy hiểm và không dễ kiểm soát. Nói như thế không phải bao biện cho ai. Ông nhiều lúc không ngủ được.
Trung Quốc mất gần nửa tổng đàn, ta 6 triệu conTại toạ đàm “Phát triển ngành chăn nuôi: Từ góc nhìn chống Dịch tả lợn châu Phi” vào chiều 26/11, ông Nguyễn Xuân Dương - Quyền Cục Trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) thông tin, tính đến 25/11, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện ở 8.533 xã, 166 huyện/63 tỉnh. Số lượng lợn chết và tiêu hủy khoảng 5,9 triệu con.
Đến nay, có khoảng 4.823 xã qua 30 ngày hết dịch mà không tái phát. Tuy nhiên, trong tháng 11, lại có 146 xã phát hiện có dịch trở lại với 134.000 con chết và tiêu hủy. Theo ông Dương, việc kiểm soát dịch tốt nhưng vấn đề chưa dừng lại, còn tiếp tục diễn biến phức tạp dù với cường độ thấp hơn.
Ông Dương cũng cho biết, DTLCP xảy ra gần 1 năm nay gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Trước hết là thiệt hại cho người chăn nuôi lợn và sau là gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước khi triển khai hỗ trợ cho ngành chăn nuôi. “Chưa bao giờ ngành chăn nuôi thiệt hại lớn như vậy”, ông nói.
Dịch tả lợn châu Phi đã khiến Trung Quốc mất khoảng gần 50% tổng đàn lợn, còn nước ta phải tiêu huỷ gần 6 triệu con
Ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, cũng thừa nhận, DTLCP đã cướp đi mất 30% tổng đàn lợn tại Hà Nội. Con số thiệt hại ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng.
Đề cập tới câu chuyện có hay không việc hệ thống phòng chống dịch của Việt Nam "vỡ trận" trong khi dịch tả châu Phi được dự báo trước cả năm ở Trung Quốc, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng quan điểm “vỡ trận” là không đúng, không có cơ sở vì đây là dịch bệnh nguy hiểm.
Ông dẫn chứng, ở nước lớn, cường quốc về chăn nuôi lợn nhất thế giới là Trung Quốc. Họ có tổng đàn khoảng 600 triệu con, số lợn tiêu huỷ vì dịch bệnh lên tới gần gần 50% tổng đàn, chúng ta thì tiêu huỷ gần 6 triệu con. Hiện nay, giá lợn hơi tại Trung Quốc lên tới 150.000 đồng/kg.
“Nhận định Việt Nam “vỡ trận” là không đúng vì chúng ta đã vào cuộc rất quyết liệt... ”, ông Dương khẳng định lại lần nữa và cho biết, thế giới có bài học gì Việt Nam đều đúc kết đưa về cho người chăn nuôi. Chúng ta khá chủ động, có văn bản chỉ đạo, có diễn tập, kịch bản ứng phó... Tuy nhiên, bệnh này có tính chất phức tạp, nằm ngoài khả năng kiểm soát.
Một năm có dịch, Việt Nam vẫn bình ổn được thực phẩm. CPI 10 tháng qua chưa vượt con số 3, trong đó có đóng góp rất lớn của ngành hàng thực phẩm. Đó là sự cố gắng rất lớn, trong đó có cả sự vất vả quyết liệt của doanh nghiệp, người chăn nuôi. Chúng ta đã làm hết khả năng. Xung quanh Việt Nam, các quốc gia như Lào, Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc,... dù có ngành chăn nuôi phát triển cũng đã xảy ra dịch bệnh.
“Dịch bệnh này nguy hiểm và không dễ kiểm soát. Nói như thế này không phải bao biện cho ai. Tôi nhiều lúc không ngủ được. Từ Bộ trưởng, Thứ trưởng, tới chúng tôi nghĩ mọi cách để thông tin kịp thời cho người dân, doanh nghiệp. Tôi tạm thấy hài lòng về sự cố gắng của chúng ta”, ông Dương nói.
Giá thịt lợn đã dịu xuống
Riêng về vấn đề giá thịt lợn hơi xuất chuồng 69.000-80.000 đồng/kg thời gian gần đây tăng phi mã, ngoài chợ giá thịt lợn vọt tăng lên 140.000-180.000 đồng/kg, đặc biệt tại một siêu thị ở TP.HCM giá thịt lợn được niêm yết ở mức 280.000 đồng/kg, ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - cho biết, tình hình nguồn cung thời gian qua với thịt lợn rất rõ.
Nguồn cung khan hiếm đẩy giá thịt lợn tăng cao trong thời gian gần đây
Ngành Nông nghiệp đã báo cáo Thủ tướng trên cơ sở đánh giá tổng đàn cung khẳng định là thiếu, do đó đã tác động đến giá thịt lợn đối với người tiêu dùng.
“Góc độ thị trường phải nhìn nhận với hàng gì cũng vậy, nơi nào nguồn cung thiếu thì giá cao, có nơi sẽ tăng cục bộ”, ông nói.
Cũng theo ông Tuấn, vừa qua, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác, chỉ đạo các Sở Công Thương bám sát doanh nghiệp sản xuất chế biến, khu giết mổ, kiểm tra kiểm soát, đảm bảo an toàn dịch bệnh đưa ra sản phẩm chất lượng, đồng thời đảm bảo hài hòa về giá cả.
“Sáng nay, chúng tôi đã trao đổi với một số địa phương có nguồn cung lớn như: Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Hưng Yên, Bình Dương,... các khu chợ đầu mối điểm giết mổ lớn tại địa bàn này và các tỉnh lân cận. Hiện tại, lợn hơi ổn định không tăng”. Ông Tuấn cho hay Công ty CP vừa báo giá 69.000 đồng/kg. Vận chuyển đi nơi này nơi khác tính ra giá lên đến 70.000-73.000 đồng/kg.
Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, tới đây, Bộ NN-PTNT mời 13 doanh nghiệp chăn nuôi đang chiếm thị phần lớn nhất và đại diện 8 tỉnh chăn nuôi trọng điểm của cả nước họp để thống nhất, đánh giá tình hình.
Đến tháng 10, giá lợn hơi vẫn ở mức 41.000-43.000 đồng/kg. Tháng 11 mới được 2 tuần lên giá. Hiện nay, phía doanh nghiệp đồng tình và giữ giá bán chỉ khoảng 65.000-68.000 đồng/kg. Ví dụ, tại Bắc Giang, Công ty CP bán 68.000 đồng/kg, trong khi vẫn có người bán 75.000 đồng/kg.
13 DN đều đồng thuận với Bộ, Chính phủ để giữ mức giá, giữ được ngành hàng thị trường, nếu không sẽ xảy ra tình trạng thực phẩm nhập lậu. Mặc dù Trung Quốc giá thịt lợn cao nhưng những nước có dịch bệnh lớn xung quanh Việt Nam hiện giá lợn khá thấp.
“Tuần nay giá thịt lợn đã dịu. Nói chúng ta 'vỡ trận' thì những người như chúng tôi buồn. Tôi không đồng tình. Đây là khó khăn thực sự, không được giấu. Không vào cuộc đồng bộ, nhân dân đồng lòng thì không vượt qua được 10 tháng qua”, ông Nguyễn Xuân Dương chia sẻ.
Theo VietNamNet
- Thị trường28/11/2020Giá vàng đi xuống, hướng tới tuần giảm thứ ba liên tiếp trong bối cảnh dịch bệnh và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
- Thị trường22/11/2020Thị trường vàng trong nước và quốc tế tuần qua có sự sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư đua nhau bán.
- Thị trường15/11/2020Được các địa chỉ online quảng cáo là đặc sản của Hà Giang nhưng thực chất nhiều dân buôn tiết lộ loại táo đá được bán tràn lan với giá chỉ 10.000 đồng/kg là dòng táo có xuất xứ từ Trung Quốc.
- Thị trường14/11/2020Giá vàng tăng trở lại khi một bộ phận dòng tiền luân chuyển qua vàng và đồng USD yếu đi.
- Thị trường01/11/2020Sau cơn bão số 9, toàn tỉnh Quảng Ngãi có hơn 140 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, tuy nhiên hiện nay mặt hàng tôn và ngói bất ngờ tăng giá cao hơn nhiều lần so với ngày thường.
- Thị trường25/10/2020Các chuyên gia nói với Zing thị trường vàng sẽ trải qua một đợt bùng nổ giá vì cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. "Làn sóng xanh" có thể giúp giá kim loại quý tăng vọt.
- Thị trường23/10/2020Sau phiên tăng trên vùng 1.925 USD/ounce, giá vàng thế giới quay đầu giảm gần 20 USD trong phiên 22/10 (giờ Mỹ), kéo giá giao dịch hiện tại về mốc 1.905 USD/ounce.
- Thị trường23/10/2020Mưa lũ mấy ngày trước khiến toàn bộ hàng hóa của tiểu thương chợ Hà Tĩnh ngập chìm trong nước, hàng hóa hư hỏng. Tiểu thương ôm mặt khóc vì gia sản tiêu tan trong nước lũ.
- Thị trường26/09/2020Do giá xăng, dầu trên thị trường thế giới hạ nên các doanh nghiệp đầu mối cho rằng giá xăng, dầu trong nước sẽ giảm. Xăng E5 RON 92 có thể giảm 200 đồng/lít, về mức 14.000 đồng/lít.
- Thị trường26/09/2020Là động vật thuộc họ thân mềm chuyên phá hoại cây cối, ốc sên trở thành nỗi ám ảnh của phần lớn những người nông dân. Tuy nhiên, nhiều nơi coi chúng là đặc sản có giá đắt đỏ, thậm chí chất nhầy từ chúng có giá đắt hơn vàng.
- Thị trường13/09/2020Nhiều loại hải sản cao cấp như cá mú, tôm hùm ế ẩm, giá giảm chưa từng thấy. Song có một nghịch lý là giá tại vựa nuôi rớt giá thê thảm nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua với giá cao ngất do thương lái "chặt chém".
- Thị trường12/09/2020Dù giá đắt gấp đôi mật ong thường nhưng mật ong bạc hà - một trong những đặc sản của cao nguyên đá Hà Giang - vẫn rất đắt hàng vì nhiều người lùng mua về ngâm hoặc tăng cường sức đề kháng mùa dịch Covid-19.
- Thị trường06/09/2020Giá vàng hôm nay giảm phiên thứ ba liên tiếp kết thúc tuần không có nhiều biến động của kim loại quý.
- Thị trường09/08/2020Giá vàng gặp áp lực chốt lời mạnh sau khi liên tiếp tăng phi mã gần đây và liên tiếp thiết lập các mốc cao kỷ lục mới.