“Tuyên chiến” với gà thải loại

Hàng ngàn hộ chăn nuôi VN đang đứng trước nguy cơ phá sản, trước tình trạng gà nhập lậu ồ ạt nhập khẩu. Trước tình thế này, Bộ NNPTNT đã bắt tay với một số bộ ngành cho ra đời đề án về ngăn chặn gà không rõ nguồn gốc.

Hàng ngàn hộ chăn nuôi VN đang đứng trước nguy cơ phá sản, trước tình trạng gà nhập lậu ồ ạt nhập khẩu. Trước tình thế này, Bộ NNPTNT đã bắt tay với một số bộ ngành cho ra đời đề án về ngăn chặn gà không rõ nguồn gốc.

Nỗ lực “tuyên chiến” với gà thải loại đang được tiến hành bằng đủ mọi cách, và đề án lần này sẽ mang lại kết quả khả quan?


“Tuyên chiến” với gà thải loại

Gà nhập lậu ngang nhiên lưu hành nội thành Hà Nội từ chợ Hà Vĩ. Ảnh: D.H

Mỗi tuần, 18 tấn gia cầm nhập lậu vào Hà Nội

Tình trạng gia cầm nhập lậu từ bên kia biên giới ồ ạt tuồn về nước ta tiêu thụ vốn là bức xúc của ngành nông nghiệp nhiều năm nay. Công tác ngăn chặn gà lậu càng khó khăn hơn khi thủ đoạn nhập lậu tinh vi, vượt tầm kiểm soát của lực lượng chức năng. Đặc biệt, từ tháng 9 đến nay, tình trạng nhập lậu gia cầm hoành hành hơn bao giờ hết. Theo tính toán của Bộ NNPTNT, trung bình mỗi tuần cơ quan chức năng phát hiện từ 15 -18 tấn gia cầm nhập lậu vào địa bàn Hà Nội. Việc nhập lậu gà, vịt giống và trứng ở giai đoạn sắp nở không rõ nguồn gốc cũng diễn biến phức tạp với khoảng 40% số lượng giống gia cầm nhập lậu hiện ngoài tầm kiểm soát. Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) - ông Đỗ Thanh Lam -cho biết, trong quá trình vận chuyển nội địa, các đối tượng thường xuyên theo dõi hoạt động của các lực lượng chức năng để né tránh hoặc thường xuyên thay đổi thời gian tập kết hàng hóa, vận chuyển, dùng nhiều biển số giả trên một cung đường, tìm cách thay đổi lịch trình, thấy động là không vận chuyển v.v...


Bằng chứng là thời gian gần đây, khi lực lượng và địa phương làm mạnh, các đối tượng buôn lậu gà theo đường Quảng Ninh đã hình thành hàng trăm điểm giết mổ nhỏ lẻ dọc xã Hải Hòa đến Hải Tiến - TP.Móng Cái. Sau đó, gà qua  giết mổ sẽ được đóng thùng đông lạnh chở sâu vào nội địa. Theo Bộ Công Thương, 9 tháng qua lực lượng quản lý thị trường đã xử lý được gần 6.500 vụ vi phạm, xử phạt hơn 30 tỉ đồng, thu giữ hơn 400.000 con gia cầm nhập lậu, gần 300 tấn thịt gia cầm và hơn 2 triệu quả trứng không rõ nguồn gốc. Tuy nhiên, việc ngăn chặn gà nhập lậu vẫn hoàn toàn bế tắc, bởi không thể kiểm soát các đường tiểu ngạch, tiêu hủy gia cầm nhập lậu thiếu kinh phí... Đặc biệt, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ và chưa hình thành được hệ thống kiểm soát theo tuyến...


Quy trách nhiệm từng địa phương


Đề án về ngăn chặn gà nhập lậu không rõ nguồn gốc được các bộ, ngành cùng nhiều địa phương đánh giá là cần thiết. Tuy nhiên, theo đại tá Trần Trọng Bình – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - diệt tận gốc gà nhập lậu không rõ nguồn gốc không thể chỉ tập trung vào chợ Hà Vĩ mà tất cả các địa phương vùng biên, khu vực xung quanh Hà Nội cần vào cuộc. “Đánh mạnh vào khu vực biên giới và nơi tiêu thụ. Địa phương nào cũng phải có điểm tập kết, tiêu thụ, rất dễ để nhận biết vì không phải cái kim sợi chỉ mà giấu được. Do vậy, đề nghị các địa phương phải thực sự vào cuộc, quan tâm chỉ đạo” – ông Bình nói. Bên cạnh đó, cần phải đặt vấn đề xem xét trách nhiệm nếu địa phương nào để tình trạng gà nhập lậu tràn vào nhiều, thực hiện khoán vùng, khoán địa bàn.


Còn theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, người dân không hẳn ham rẻ bởi gà trong nước loại ngon giá cũng chỉ 55.000-60.000đ/kg. “Họ vẫn đổ xô đi mua gà loại thải TQ chỉ đơn giản vì thích ăn gà dai mà không lường trước những nguy cơ về sức khỏe từ loại gà thiếu nguồn gốc xuất xứ này. Trước mắt, Bộ NNPTNT đang phối hợp với các bộ, ngành phân tích, kiểm tra sự tồn dư của các loại hóa chất trong gà loại thải, đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của loại gà này để khuyến cáo người tiêu dùng” – bà Thu nói. Trước những thông tin ban đầu của đề án, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, đề án cần quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý. “Cần phải làm rõ ba khâu, biên giới kiểm soát đặt yêu cầu gì, trung chuyển giải quyết tới đâu và nơi tập kết ai chịu trách nhiệm. Các địa phương phải có thống nhất giao nhiệm vụ rõ trách nhiệm các ban ngành, địa phương” - Phó Thủ tướng yêu cầu.

100.000 tấn gà nhập lậu trong tháng 10. Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), chỉ trong 10 tháng đầu năm đã có khoảng 100.000 tấn gà thải loại (tương đương 45.000 tấn thịt xẻ) của Trung Quốc nhập lậu vào VN. Lượng gà nhập lậu tương đương với tổng lượng thịt đông lạnh các loại nhập khẩu chính ngạch cùng thời gian trên. Từ đầu năm đến nay cũng đã có khoảng 15 – 20 triệu gà giống các loại nhập lậu cùng và khoảng trên 50.000 tấn thịt đông lạnh nhập khẩu chính ngạch vào VN. D.Hà

Theo NLD


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.