Trong tuần này,“cuộc chiến” về tranh chấp thương mại giữa công ty TNHH Thương mại và Xâydựng Thủy Lộc(Thủy Lộc) và công ty TNHH Mỹ phẩm Shiseido Việt Nam(SCV) kéodài hơn 1 năm qua càng trở lên căng thẳng sau cuộc họp báo của SCV tạiTP.HCM ngày 8/2 vừa qua với thái độ “rũ bỏ” tòan bộ trách nhiệm và tuyên bốkhông liên quan đến các nhà đầu tư nhỏ.
“Cuộc chiến” này bao giờ kết thúc? Chưa biết, nhưng trướcmắt, thiệt hại lớn nhất “thấy” được, “sờ” được lại thuộc về các nhà đầu tưnhỏ!
SCV có thực sự “ không biết và vô can” đến các nhà đầu tư nhỏcủa Thủy Lộc?
Tại cuộc họp báo của SCV ngày 8/2 vừa qua, ông Tatsuki Nagao,TGĐ công ty SCV khẳng định rằng : “Do Thủy Lộc hiện đang nợ SCV một khỏan nợđáng kể theo Hợp đồng bán lẻ đối với những hàng hóa đã bán mà chưa thanhtóan tiền cho SCV nên SCV đã bắt đầu các thủ tục giải quyết tranh chấp tạiTrung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam để thu hồi khỏan nợ trên. Và SCV đã đạtđược các quyết định của Tòa án Nhân dân TP.HCM cho áp dụng các biện phápngăn chặn khẩn cấp để đảm bảo hàng hóa tồn kho do Thủy Lộc nắm giữ được lưugiữ an tòan và phong tỏa các tài khỏan của Thủy Lộc cho đến khi có phánquyết cho tranh chấp.
Còn quan điểm của SCV về các đối tác của Thủy Lộc: doSCV không có thỏa thuận hợp đồng nào với bất kỳ đối tác nào của Thủy Lộc vàSCV không thể xác định chính xác mối quan hệ giữa Thủy Lộc và các đối táccủa họ nên rất khó tư vấn giải quyết khi trach chấp xảy ra. Hiện giờ, SCVkhông còn ở vị trí tư vấn và làm việc với Thủy Lộc để tìm giải pháp cho cácđối tác của Thủy Lộc”..
![]() |
Cửa hàng kinh doanh Shiseido của bà Nguyễn Thị Minh Tâm tại 147 Lê Thị Riêng, Q.1 theo hình thức mua đứt bán đọan bị phong tỏa hàng hóa và đóng cửa có đúng luật? |
Có một điều đáng ngạc nhiên là tại cuộc họp báo trên, ÔngNagao luôn né tránh tất cả các câu hỏi trực tiếp của báo giới liên quancụ thể đến Hợp đồng mua bán tài sản(APA), Hợp đồng tư vấn quản lý(MCA)và các vi phạm cụ thể của Thủy Lộc trong Hợp đồng bán lẻ giữa hai bên.cả Thủy Lộc và SCV đều không cung cấp chi tiết các hợp đồng nên thật khóxác định sự chính xác trong lời tuyên bố của cả hai bên trong 2 cuộc họpbáo khác nhau(Thủy Lộc họp báo ngày 3/2/2012).
Còn bà Lê Hòai Anh, TGĐ của Thủy Lộc trong buổi làm việc vớibáo Công Thương chiều ngày 9/2 vừa qua lại khẳng định: SCV chưa thanh tóanđầy đủ số tiền phải trả đợt 2 theo hợp đồng APA(khỏang trên 20 tỷ đồng) cùngmột số lý do khác do quản lý kinh doanh yếu kém, không minh bạch tài chínhcủa SCV nên Thủy Lộc mới tạm giữ khỏan tiền mà SCV kiện đòi Thủy Lộc trả đểyêu cầu kiểm tóan vào làm việc rõ ràng về chênh lệch công nợ giữa 2 bên.
Tuy nhiên, theo điều tra riêng của báo Công Thương, sự thậtSCV không hòan tòan “ vô can và không liên quan” đến các nhà đầu tư nhỏ củaThủy Lộc như tuyên bố trên đây của ông Nagao. Trên thực tế, trong hợp đồng APA giữa SCV và Thủy Lộc ký kết ngày 24/12/2009 thì các cửa hàng thuộc hợptác giữa các nhà đầu tư nhỏ với Thủy Lộc được xác định là các HĐHTKD(Hợpđồng hợp tác kinh doanh). Và tại mục 2 trong Giai đọan 4: Chấm dứt Giai đọanchuyển tiếp - Kết thúc giao dịch (trang 31 của hợp đồng) có ghi rõ:
SCV tiếp thu các cửa hàng bên bán có HĐHTKD. Cụ thể đối vớitừng Cửa hàng bên bán có HĐHTKD:
(i) SCV và các đối tác trongHĐHTKD tái thương lượng HĐHTKD..
Đó chỉ là đơn cử 1 điều khỏan trong hợp đồng APA để cho thấycả SCV và Thủy Lộc khi thực hiện hợp đồng APA đều đã đưa ra bàn thảo và cónhững điều khỏan qui định cụ thể trách nhiệm của từng bên(bên mua là SCV vàbên bán là Thủy Lộc- PV) đối với các nhà đầu tư nhỏ theo hình thức HĐHTKDvới Thủy Lộc.
Một dẫn chứng nữa nếu SCV chỉ đóng vai trò tư vấn cho ThủyLộc tại sao lại “nhảy” vào trực tiếp kinh doanh, trả lương, thưởng cho nhânviên tại tất cả các cửa hàng Shiseido trong hệ thống của Thủy Lộc kể cả cáccửa hàng HTKD?.(các bảng lương hay chia lãi cho các cửa hàng đều có chữ kýcủa ông Tatsuki Nagao).
Vậy bản chất của sự việc SCV kiện Thủy Lộc ra trọng tài Quốctế Việt Nam, chấm dứt hợp đồng tư vấn quản lý, và phong tỏa tòan bộ hàng hóavà cửa hàng Shiseido trong hệ thống Thủy Lộc bao gồm cả các cửa hàng theohình thức HĐHTKD là gì? Phải chăng bằng cách “kiếm cớ” với Thủy Lộc để chấmdứt mọi hợp tác liên quan đến Thủy Lộc, SCV sẽ không còn liên quan gì đếncác cửa hàng HTKD với Thủy Lộc(và đẩy quả bóng này sang sân Thủy Lộc giảiquyết). Đồng thời bằng cách này các cửa hàng trên sẽ “tự chết”(vì trongHĐHTKD giữa Thủy Lộc và các nhà đầu tư phụ thuộc vào hợp đồng giữa Thủy Lộcvà Shiseido có còn hiệu lực hay không - PV), còn SCV chẳng cần phải táithương lượng HĐHTKD với các nhà đầu tư mà vẫn nghiễm nhiên có được hệ thốngphân phối của họ sau khi “hất cẳng” họ một cách tinh vi, khéo léo mà khôngtốn một xu.
Thiệt hại thuộc về các nhà đầu tư nhỏ, thiếu kinh nghiệm.
Mặc dù tranh chấp của SCV và Thủy Lộc là “cuộc chiến” giữađơn vị chủ thương hiệu và đơn vị phân phối ban đầu nhưng thiệt hại lớn nhấtở đây lại thuộc về các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
![]() |
Ông Tatsuki Nagao luôn né tránh trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ việc và từ chối phỏng vấn riêng tại cuộc gặp báo chí ngày 8/2 tại TP.HCM. |
Trong số hơn 40 cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm Shiseido trong hệthống của Thủy Lộc thì có tới 18 cửa hàng do 13 nhà đầu tư nhỏ hợp táccùng Thủy Lộc để phát triển.
Sau khi kiện Thủy Lộc ra Trung tâm trọng tài quốc tế ViệtNam, SCV đã gửi đơn yêu cầu phong tỏa tài khoản của Thủy Lộc tại các ngânhàng, phong tỏa hàng hóa của Thủy Lộc tại 42 kho và cửa hàng, trong đó có 18cửa hàng có phần vốn góp của 13 nhà đầu tư nhỏ. Yêu cầu này đã được tòa ánnhân dân TP.HCM chấp thuận. Như vậy, SCV ép các nhà đầu tư nhỏ vào tình thếbắt buộc phải đóng cửa vì hàng đã bị phong tỏa, hàng mới thì không được SCVcung cấp, SCV cũng không cho họ quyền sử dụng thương hiện Shiseido để bánhàng...
Bà Nguyễn Thu Sơn, đại diện cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ phíaNam cho biết: bà cùng gia đình bỏ khoản tiền lớn để đầu tư theo dạng hợp tácvào 3 cửa hàng bán sản phẩm Shiseido tại TPHCM. Kể từ khi SCV tiếp quản điềuhành, tình hình kinh doanh tại các cửa hàng của bà liên tục lỗ. Có cửa hàng6 tháng đầu năm/2011 lỗ đến 350 triệu đồng- điều chưa từng xảy ra trong 10năm qua.
Bà Nguyễn Thị Minh Tâm, chủ cửa hàng Shiseido 147 Lê ThịRiêng, phường Bến Thành, Q.1 TP.HCM bức xúc: Cửa hàng này là của riêng tôi,tôi đứng tên chứng nhận kinh doanh, và hợp đồng cửa hàng này với Thủy Lộc làhợp đồng đại lý theo hình thức mua đứt bán đọan nhưng SCV vẫn đưa vào danhsách các cửa hàng phong tỏa của Thủy Lộc. Việc làm này là vi phạm pháp luậtvà bà sẽ khởi kiện về vấn đề này.
Theo các nhà đầu tư nhỏ, sau khi yêu cầu phong tỏa hàng hóatại các cửa hàng bán lẻ, động thái tiếp theo để chiếm lĩnh thị trường củaSCV là liên hệ với chủ nhà các địa điểm mở cửa hàng bán lẻ trên để đề nghịhọ chấm dứt hợp đồng cho thuê với các nhà đầu tư nhỏ và cho SCV thuê lại.
Mặc dù tranh chấp chưa kết thúc, nhưng thiệt hại trước mắtđang thuộc về các nhà đầu tư nhỏ lẻ và câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người đứngra giải quyết và đền bù thiệt hại cho các nhà đầu tư này: SCV hay Thủy Lộc?hay cả hai công ty cùng có trách nhiệm? Đây cũng là trách nhiệm của các cơquan chức năng có liên quan cần vào cuộc nhanh chóng để sớm có câu trả lờixác đáng nhất cho vụ việc trên.
Theo Baocongthuong