Tôi “thả” râu tự docả năm nay, không thèm cạo, bởi lòng không còn muốn chăm chút khuôn mặt mình,nhưng tóc lâu lâu cũng phải đi hớt cho mát đầu, bớt ngứa. Có hớt tóc, tôi cũngđến hớt chỗ chú thợ đường Bà Triệu. Đó là một tiệm hớt tóc nhỏ, không bảng hiệunhưng đặc biệt sạch sẽ, ngăn nắp. Chiếc ghế, cái kéo, cây tông đơ, xà-bông cạo,tấm gương... và cả tay nghề của chú đều chất lượng.

Lúc này, tôi xem đồng hồ đúng 10 giờ sáng. Còn mộttiếng rưỡi đồng hồ nữa, còi của tỉnh mới hụ báo mãn giờ làm việc, hớt xong tócvẫn thừa thời gian nên tôi rất yên bụng. Sở dĩ tôi phải cẩn thận tính toán thờigian như thế, vì chú thợ hớt này rất ư là nguyên tắc. Còi tỉnh hụ báo mãn giờ,lập tức chú nghỉ lao động mặc dù chú không làm việc Nhà nước. Rất nhiều người lạchưa biết “tật” nguyên tắc của chú nên nhiều phen dở khóc dở cười.

 

Thợ hớt tóc đường Bà Triệu

 

Có người khách không biết “tật” này của chú, vào hớthơi muộn, chú vẫn hớt như thường lệ, vì còn trong giờ làm việc. Chú cầm tông đơủi vào da đầu ông ta một đường trắng hếu như xa lộ xuyên qua rừng tóc, thìnhlình tai nghe còi tỉnh hụ báo hết giờ lao động, lập tức chú ngừng ngay, cất tôngđơ, tháo khăn choàng ra khỏi cổ khách. Chú lễ phép, nói: “Xin lỗi ông anh.Hết giờ làm việc. Chịu phiền về nghỉ, 2 giờ chiều em hớt tiếp. Thông cảm nhá.Đây, em cho mượn cái mũ. Đội vào không ai biết gì cả”. Đấy, đấy, nêntôi phải tính toán thời gian là vì vậy.

                                                                                                     
Tôi khoan thai bước vào tiệm hớt, ngồi ngay vào ghế đệm. Chú thợ hớt thấytôi râu ria nhiều quá, liền bảo: “Ông anh có ý định dưỡng râu thì phải chămsóc cẩn thận chớ. Bỏ thí như thế này, không có bàn tay con người động vào, rõràng không ổn. Um tùm, rối beng, coi hoang phế quá. Muốn thế, xin ông anh đừngbận tâm về râu của mình. Cứ nửa tháng ông anh không hớt tóc cũng tạt vào đây, emsẽ chăm sóc bộ râu cho, như thế râu sẽ ra râu, ria sẽ ra ria, nghĩa là rất hoànhtráng, đường bệ”.

 

Nghe thế, tôi cười... Lập tức, thấy một ông râu riaở trong gương cũng cười. Tôi lại cười cái ông trong gương, ông ta cũng lại cườitrả lễ. Dường như ông ta không phải người của thời hiện đại, nhưng cũng khôngđến nỗi nào. Tôi dựa lưng vào ghế, khoan khoái nói với chú thợ đang loay hoaycột chiếc khăn trắng vào cổ: “Nếu được vậy, tốt quá. Cảm ơn chú. Từ nay, râuria tôi giao hẳn cho chú đấy”.

 

Chú thợ xoạt xoạt chiếc kéo trong không khí, âmthanh nghe vui tai. Đó là quán tính nghề nghiệp, hễ cầm đến chiếc kéo, chú phải“xấp xấp” tía lia như vậy: “Dạ, để đấy em lo. Chăm sóc râu không phải chuyệndễ. Ngạn ngữ nước Nga có nói: “Cạo râu là xóa hình ảnh của Thượng đế”, thế nên râu cần phải được bảo trì, chăm dưỡng bởi một tay chuyên nghiệp. Màem... ông anh đã biết tay nghề rồi đấy. Ồ, tóc ông anh bị hói quá nhiều. Chú dùng mũi kéo kỳ cọ vào mảng da đầu hói của tôi nghe lạnh ngắt, đoạn nóitiếp - một triệu chứng của thông minh đang lan rộng xuống vành tai và gáy”.

 

Tôi che miệng ngáp một cái. Nghe nói đầu mình bị hóilà tôi phải ngáp một cái. Ngáp chán chường về mình vì “Trên đầu già đến rồi”.Còn nhớ tóc mình hồi trung niên dày lắm, cứ dày bịt, cứng như đinh. Thời gian vàhàm răng cá sấu của nó không tha cái gì. Đến cả cái tóc nó cũng xơi tái, nhưngdường như râu nó không dám xơi. Điều này kể cũng lạ. Tôi liền hỏi chú thợ hớt:“Chú này, tóc tôi cứ thưa dần rồi phủ trọc, nhưng râu càng ngày càng sum suê,mạnh mẽ là nghĩa lý gì? Có vấn đề gì không?”.

 

Chú thợ hớt bỏ chiếc kéo, với lấy chiếc tông đơđiện, nói: “Điều này dễ hiểu. Nhà văn Giả Bình Ao bên Trung Quốc có giảithích, đại ý: Tóc không mất đi đâu cả, do đầu bị hói, nó mọc lên đỉnh đầu khôngđược, buộc nó phải đâm xuống cằm, thế nên râu mới rậm dần. Cái râu cái tóc làgóc con người, nhưng xem ra râu có hậu vận thịnh vượng hơn tóc. Thế nên, đặcbiệt ở ta, trong ngôn ngữ phải nói trật tên cúng cơm của râu, cho râu khỏi bệnhđau, cho râu được mạnh giỏi, trường tồn”.

Chú hớt tóc hạ chiếc ghế ngả ra sau một chút, tôingả lưng, duỗi chân: “Chú nói, tôi chẳng hiểu gì cả?”.

 

Tôi nghe tiếng  chiếc tông đơđiện chạy re re hai bên mang tai. Chú thợ hớt lại nói: “Dễ hiểu thôi mà, ônganh. Ví như, râu mọc từ hai mang tai tấn công tùm lum xuống quai hàm và cằm, nomcứ như dân Tây hay dân Ả Rập Xê-Út, ngoại lai bỏ mẹ, thế mà lại gọi cái tên cựckỳ bản sắc truyền thống dân tộc là “Râu quai nón”. Còn râu chích bẹt ra hai bênmép, vểnh trét lên, trông đểu và hắc ám, lại có cái tên rất chất phác nhà quê là“Râu ngạnh trê”. Quai nón, quai thao, ngạnh trê, ngạnh lóc... cái quái gì? Dạngrâu ông anh là râu Tây chính ngạch, không phải râu Ta, loại này quý hiếm lắm.Ngạn ngữ xứ Ả Rập có nói: “Mỗi người làm chủ râu của mình”, như thế đủ biết râucũng là một tài sản tầm cỡ đấy. Cần phải giữ gìn”.

“Thế à”.

“Ở bên nước Nga, có dạo Nga hoàng phải ban lệnh cấmtoàn thể đồng bào không được để râu dài quá 1 thước. Ngài lo sợ cho dân râu dàiquá một thước, rất có thể bị vấp râu mà té trong lúc đi...”.

“Thế à”.

“Ông anh có ngoáy tai không?”

“Thế à”.

“Được rồi, em sẽ ngoáy. Râu là biểu tượng của sựkhôn ngoan và thông thái, thế nên ông anh đừng cho nó rối chằng rối chịt nhé.Ông anh nên mua một chiếc lược nhỏ xíu, có gắn que giắt túi mạ vàng, trông cứnhư cây bút máy, mà chải râu cho suôn sẻ, thẳng thớm. Được vậy, ông anh sẽ y nhưnhà thiên văn học Ga-li-lê xứ Ý Đại Lợi đã can đảm giữ vững lập trường rằng: Tuyvậy, địa cầu vẫn cứ xoay quanh mặt trời”.

“Thế à”.

“Đúng vậy, thưa ông anh. Những người giỏi giangthông thái phần nhiều râu ria rậm rạp cả. Điều này cắt nghĩa tại sao phụ nữ phầnđông không ưa râu ria”.

 

Lúc này, chú thợ hớt dựng chiếc ghế dậy. Tôi tỉnhngủ hẳn, tay lại che miệng ngáp một cái lê thê. Ồ, trong gương có một lão kháchẳn. Râu dài thòng nhưng đâu ra đấy, tóc tai gọn gàng sạch sẽ, thần thái sángláng. Tôi hài lòng lắm. Tôi nhớ loáng thoáng lời nói của chú ta hồi nãy, liềnhỏi:

“Vừa rồi chú nói câu gì?”.

“Phụ nữ đa số ghét râu ria”.

“Tại sao?”.

“Tại vì những người râu ria đều thông thái”.

Nghe vậy, tôi cười:“Như thế, tôi thuộc dạng thông thái à? Lại bị phụ nữ không ưa à”.

“Chớ sao. Được cái này, mất cái kia. Mà ông anh làmnghề gì?”.

“Nhà văn”.

 

Chú thợ hớt tắt ngay tông đơ điện, giọng trầm trồ:“Nhàvăn à? Quá tuyệt!”.

“Tuyệt cái nỗi gì? Đói bỏ xừ!”.

 

Chú thợ hớt lại bật tông đơ điện, sửa tóc sau gáy:“Đói của nhà văn khác đói của nhà nghèo. Nhà nghèo đói cơm, đói áo; nhà văn đóidanh, đói tiếng. Ngài H. de Montherlant có nói: “Nhà văn không nuôi mình bằngthịt heo, thịt gà mà bằng lời ca tụng”.

 

Nghe thế, tôi nín thinh. Nhà văn quả là nghiệp báo.Đột nhiên, tôi nhớ đến tính nguyên tắc cứng ngắt của chú thợ hớt, tôi hỏi:“Nay chú vẫn duy trì nguyên tắc còi hụ đấy chứ?”.

“Sao không? Còi vẫn còn mà. Đấy là nguyên tắc tốt,nguyên tắc đúng giờ. Tôi học được của thầy tôi đấy”.

 

Tôi ngạc nhiên:“Thầydạy hớt tóc à?”

 

Chú thợ hớt hăng hái:“Không.Ông ấy là thầy dạy chữ hồi trung học, thầy tên Giàu, dạy văn. Đến tiết thầy Giàugiảng bài hay lắm, ví dụ thầy đang dự định nói đến hai tiếng tự do, nhưng vừanói tiếng “tự” thì gặp lúc trường xổ trống hết giờ, thầy lập tức ngậm miệng lạingay. còn tiếng “do” giờ đó tuần sau, thầy sẽ nói tiếp”.

 

Tôi xoay xoay cần cổ kêu rắc rắc:“Ôitrời! Thầy trò ngang cựa. Nhưng mà này, thế “chuyện kia” chú cũng nguyên tắc vậyà?”

Chú thợ liền gắt: “Chuyện “kia” xảy ra ngoài giờlao động, cần chi nguyên tắc. Em góp ý ông anh nên thường xuyên gội râu, nếukhông sẽ sinh bọ chét đấy”.

“Nhớ rồi. – Tôi liếc thấy có quyển Mái Tâytrên mặt quầy, liền hỏi – Chú đọc sách của Vương Thực Phủ à?”.

 

Nghe vậy, chú thợ hớt đột ngột vui vẻ: “Tuy sáchlà của Vương Thực Phủ nhưng Kim Thánh Thán có viết ké vào dưới hình thức “Lờidẫn truyện và bình”. Em chỉ đọc Kim Thánh Thán thôi”.

Tôi nói: “Ôngta hay lắm đấy”.

 

Chú thợ hớt cười:“Ông anh khen ngài Kim Thánh Thán văn hay chẳng khác nào khen Đức Phật là giỏiđạo đức”.

 

Tôi nín thinh. Chú thợ hớt hạ cốt ghế thấp hơn nữa.Tôi hoàn toàn nằm dài. Chú bắt đầu ngoáy tai. Chú không dùng cây ngoáy bằng kimloại mà chỉ dùng cây bông nhúng ướt để xoay tròn trong lỗ tai. Ngoáy như thế nàyrất an toàn cho tai. Tôi hài lòng lắm.

 

Chú thợ hớt nói: “Ngày xưa, có lần ngài Kim ThánhThán đi thi tú tài, đề mục thi viết bốn chữ. Bài của ngài như sau: “Xuất kỳ Đôngmôn, Tây Tử bất lai/ Xuất kỳ Nam môn, Tây Tử bất lai/ Xuất kỳ Tây môn, Tây Tửbất lai/ Xuất kỳ Bắc môn, Tây Tử bất lai/ Tây Tử lai hồ?/ Tây Tử lai hồ?”.

 

“Là sao?” – tôi hỏi.

 

Chú thợ đáp:“Đi ra cửa Đông, Tây Thi không đến/ Đi ra cửa Nam, Tây Thi không đến/ Đi ra cửaTây, Tây Thi không đến/ Đi ra cửa Bắc, Tây Thi không đến/ Nàng có đến không?/Nàng có đến không?”.

 

Tôi nói: “Bài văn lạ kỳ”.

 

Chú thợ lại nói:“Thầy giáo chấm thi đọc thích quá, liền hạ bút phê: “Trí chi nhất đẳng, vô thịlý dã/ Trí chi nhị đẳng, vô thị lý dã/ Trí chi tam đẳng, vô thị lý dã/ Trí chitứ đẳng, vô thị lý dã/ Tú tài khứ hĩ/ Tú tài khứ hĩ”.

 

“Là sao?" – tôi lại hỏi.

 

Chú thợ đáp: “Xếp bài hạng nhất, thật là vô lý/Xếp bài hạng nhì, thật là vô lý/ Xếp bài hạng ba, thật là vô lý/ Xếp bài hạngtư, thật là vô lý/ Tú tài trượt rồi/ Tú tài trượt rồi”.

Tôi cười: “Bài phê của giám khảo lại hay hơn bàicủa Thánh Thán”.

Chú thợ cũng cười: “Thầy bắt chước nhại lại bài của trò đấy mà”.

 

Lúc này có một ông khách đi vào hớt tóc. Thấy ông tavào, tôi liền nhìn vào đồng hồ đeo tay của mình: 11 giờ 15 phút. Tôi thật sự locho ông ta, vì gần đến giờ còi hụ.

Chú thợ hớt dựng ghế thẳng đứng. Chú dùng khăn ướtlau mặt, rồi chải lại tóc và râu của tôi. Chú bóp bóp hai bả vai của tôi và nóicộc lốc: “Xong”.

 

Tôi đứng dậy, ra khỏi ghế. Ông khách lạ liền ngồivào. Tôi ái ngại nhìn ông ta, nhưng vẫn không nói gì. Tôi trả tiền và đi ra khỏitiệm. Đột nhiên, tôi cảm thấy tội nghiệp ông khách quá chừng, chắc chắn ông tasẽ được chú thợ hớt cho mượn cái mũ mà đội về, vì tóc hớt dở dang...

 

TheoThợ hớt tóc đường Bà Triệu