Bác sĩ chạy đua với tử thần vừa cấp cứu vừa đỡ đẻ cho bà bầu mắc sốt xuất huyết

Các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai vừa phải chạy đua với tử thần, cứu sống và đỡ đẻ thành công cho một bà bầu mang thai 37 tuần mắc sốt xuất huyết.

Các bác sĩ bệnh viện Bạch Mai vừa phải chạy đua với tử thần, cứu sống và đỡ đẻ thành công cho một bà bầu mang thai 37 tuần mắc sốt xuất huyết.

Vừa truyền tiểu cầu vừa tiến hành đỡ đẻ

TS.BS Đoàn Thu Trà - Trưởng phòng Nhiễm khuẩn tổng hợp, Phó khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai) cho biết các bác sĩ vừa đỡ đẻ thành công một bà bầu mang thai 37 tuần mắc sốt xuất huyết.

Theo thông tin bác sĩ Trà chia sẻ, khi vào viện sản phụ thai 37 tuần bị sốt cao, đã đi khám ở rất nhiều cơ sở y tế nhưng không phát hiện ra sốt xuất huyết.

“Bệnh nhân đến với chúng tôi trong tình trạng sốt cao liên tục, đau bụng, tiểu cầu xuống thấp. Sản phụ đã được vào phòng cấp cứu, theo dõi đặc biệt.

Trong quá trình chuyển dạ, các bác sĩ của Khoa Truyền nhiễm đã kết hợp cùng các bác sỹ của khoa Sản và khoa Huyết học liên tục truyền khối tiểu cầu và tiến hành đỡ đẻ cho sản phụ.

bac si chay dua voi tu than vua cap cuu vua do de cho ba bau mac sot xuat huyet - 1

TS Trà đang khám cho một bà bầu mắc sốt xuất huyết.

Kết quả là một bé gái 2,8kg đã ra đời an toàn. Sau đó người mẹ được trở về khoa Truyền nhiễm để tiếp tục điều trị.

Đến ngày 3/8, bệnh nhân đã ổn định, tiểu cầu đã trở về mức an toàn và sẽ được xuất viện trong buổi chiều”, TS Trà chia sẻ.

Ngoài ca bệnh trên, khoa cũng mới tiếp nhận một sản phụ mang thai 39 tuần. Bệnh nhân trước khi vào viện đã sống trong vùng dịch tễ có sốt xuất huyết.

Khi nhập viện bệnh nhân đã sốt thứ 3. Sau 3 ngày theo dõi bệnh nhân đã chuyển dạ sinh con an toàn. Đến chiều ngày 3/8, bệnh nhân đã được đón về khoa để tiếp tục điều trị sốt xuất huyết.

TS Hà cho biết, hiện Khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho khoảng 10 bà bầu bị sốt xuất huyết và từ đầu vụ dịch, đã có 3 ca chuyển dạ thành công “mẹ tròn con vuông” ngay tại bệnh viện Bạch Mai.

Theo TS Trà các em bé được sinh ra từ những bà mẹ mắc sốt xuất huyết đều không bị ảnh hưởng gì.

Bà bầu không chủ quan với sốt xuất huyết

Cũng liên quan đến vấn đề này, TS.BS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết: “Diễn biến sốt xuất huyết trên phụ nữ có thai rất khó lường, nên chúng tôi khuyên phụ nữ có thai mắc sốt xuất huyết nên nhập viện điều trị”.

bac si chay dua voi tu than vua cap cuu vua do de cho ba bau mac sot xuat huyet - 2

TS Đỗ Duy Cường cảnh báo bà bầu không nên chủ quan với sốt xuất huyết.

Theo TS Cường, trong quá trình điều trị bệnh nhân sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận,.. cũng như tình trạng của thai nhi hàng ngày để xem có dấu hiệu: dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ), rong kinh, rong huyết hay không.

Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, sốt xuất huyết dễ làm chảy máu cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở sẽ dễ bị rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.

Các chuyên gia chia sẻ phụ nữ đang mang thai cần cố gắng phòng tránh mắc bệnh sốt xuất huyết, để làm được điều đó nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi,… để đuổi và diệt muỗi.

Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng.

Không để nước đọng ở các nơi như lốp xe hỏng, vỏ dừa, chai lọ, ao tù, cống rãnh. Nên tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia vệ sinh môi trường ở nơi mình đang sinh sống để góp phần phòng tránh sốt xuất huyết cho bà bầu.

Theo Lê Phương (Khám phá)

sản phụ

cấp cứu

đỡ đẻ

bệnh sốt xuất huyết


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.