Bác sĩ kể chuyện điều trị cho phạm nhân ung thư xăm đầy mình

Ngày đầu làm bác sĩ, Phương chữa trị cho một phạm nhân bị ung thư giai đoạn cuối. Trong quá trình thăm khám, hai cảnh sát luôn đứng canh gác bên cạnh.

Ngày đầu làm bác sĩ, Phương chữa trị cho một phạm nhân bị ung thư giai đoạn cuối. Trong quá trình thăm khám, hai cảnh sát luôn đứng canh gác bên cạnh.

Tối 24/2, Thành đoàn TP.HCM tổ chức Lễ vinh danh và trao giải thưởng Phạm Ngọc Thạch lần thứ 5 cho 27 thầy thuốc trẻ.

Là một trong những thầy thuốc điển hình được mời lên giao lưu, bác sĩ CKI Nguyễn Hà Phương (Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM) cho biết anh đã có 6 năm gắn bó với nghề.

Phương kể ngày đầu làm bác sĩ, anh chữa trị cho một phạm nhân bị ung thư giai đoạn cuối được cảnh sát đưa vào bệnh viện cấp cứu. Suốt quá trình Phương thăm khám đều có 2 cảnh sát đứng canh gác.

“Điều đó làm cho tôi rất căng thẳng. Nhất là thấy bệnh nhân ốm yếu gầy gò, da vàng sạm, phình bụng và trên người đầy hình xăm”, bác sĩ trẻ nhớ lại.

Tuy nhiên, nhớ đến lời người thầy, mỗi ngày Phương dành 15 phút để đến gần trò chuyện với bệnh nhân đặc biệt.

Bac si ke chuyen dieu tri cho pham nhan ung thu xam day minh hinh anh 1
Bác sĩ Hà Phương (giữa) kể lại chuyện chữa bệnh cho phạm nhân bị ung thư giai đoạn cuối. Ảnh: Khánh Trung.


Sau những lần trò chuyện thân mật, bệnh nhân bắt đầu tin tưởng và nhờ bác sĩ thực hiện nguyện vọng cuối cùng là được gặp 2 người con. Lúc này Phương không khỏi ngạc nhiên vì hàng ngày bệnh nhân vẫn được cha mẹ ở bên chăm sóc nhưng lại không tâm sự với họ.

Khi đó, người bệnh trần tình từ khi bước vào con đường tội lỗi, anh đã bị vợ con xa lánh. Điều đó khiến phạm nhân rất xấu hổ và mặc cảm.

Tiên lượng được bệnh nhân không thể qua khỏi nên bác sĩ Phương đã xin phép cấp trên đi mời vợ và các con của người tù đến. Sau 3 ngày được gặp người thân, phạm nhân ra đi thanh thản.  

Tiến sĩ, bác sĩ Pham Minh Hoàn (Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện quận 2, TP.HCM) thì kể chuyện trong một lần đi khám bệnh từ thiện ở Đắk Lắk gặp cặp vợ chồng bị bỏng xăng mà không có tiền chữa trị. Với tấm lòng của người thầy thuốc anh đã đưa bệnh nhân về nơi công tác để ghép, tái tạo da miễn phí cho họ.


Bac si ke chuyen dieu tri cho pham nhan ung thu xam day minh hinh anh 2
Bà Võ Thị Dung, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, trao bằng khen cho các bác sĩ trẻ. Ảnh: Khánh Trung.


Hay khi nghe tin một phụ nữ tại TP.HCM bị tạt nhầm axít khiến khuôn mặt bị biến dạng, di chứng để lại khiến tay chị không thể cử động được, bác sĩ Hoàng đã nhờ các chuyên gia đầu ngành hỗ trợ phẫu thuật miễn phí tái tạo lại chức năng cho bệnh nhân.

Tại buổi vinh danh,  bác sĩ  Trần Đặng Xuân Tùng, Bệnh viện Vạn Hạnh cũng chia sẻ về những nghiên cứu gắn với đề tài “điều trị bệnh thoái hóa khớp gối bằng ghép tự thân hỗn hợp tế bào gốc trung mô từ mô mỡ và huyết tương giàu tiểu cầu” góp phần giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, bắt đầu cuộc sống khỏe hơn, giảm thiểu chi phí cho bệnh nhân.

Giải thưởng mang tên Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của VN, được tổ chức 2 năm một lần tại TP.HCM. Giải nhằm tuyên dương những bác sĩ có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, đạt thành tích xuất sắc trong chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực tham gia hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Qua 9 năm triển khai, giải thưởng đã được trao cho 127 gương điển hình thầy thuốc trẻ tiêu biểu là các điều dưỡng, nữ hộ sinh, y sĩ, dược sĩ và các bác sĩ chuyên khoa từ các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập của TP.HCM.

Theo Zing

Bác sĩ

ung thư

xăm đầy mình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.