Bài thuốc chữa gãy xương truyền 7 đời

Không bó, không nắn, chỉ cần treo túi thuốc nhỏ bằng 3 đầu ngón tay, cách người bị gãy xương khoảng 2 3m là xương tự liền. Người đang sở hữu bài thuốc bí truyền này là bà Quách Thị Viển ở xóm Đồi, xã Lạc Lương, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Đến nay, bà Viển đã "phẫu thuật" thành công hàng nghìn ca bị gãy xương. "Cách bức"

Không bó, không nắn, chỉcần treo túi thuốc nhỏ bằng 3 đầu ngón tay, cách người bị gãy xương khoảng 2- 3m là xương tự liền. Người đang sở hữu bài thuốc bí truyền này là bà QuáchThị Viển ở xóm Đồi, xã Lạc Lương, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Đến nay, bàViển đã "phẫu thuật" thành công hàng nghìn ca bị gãy xương.

"Cách bức"

Mế Viển dẫn tôi lên nhà. Tôinhìn đi, nhìn lại quanh nhà không thấy bất cứ một dụng cụ nào để sao hay chếbiến thuốc. Khi đã yên vị, mế Viển mới nhẹ nhàng gỡ chiếc túi treo trên váchnhà. Phía trong có vài loại lá khác nhau và 2 đồng xu bằng đồng và một condao. "Bí quyết của tôi là ở đây", mế Viển bảo. 

Bài thuốc chữa gãy xương truyền 7 đời
Đồng xu kỳ bí làm nên bài thuốc treo.

Đang nói dở câu chuyện thì cómấy người đến lấy thuốc. Ai đến cũng mang theo một chai rượu và một góibánh... Mế nhận những thứ này rất trang trọng rồi đặt chúng lên bàn thờ cungkính làm lễ. Mế bảo, việc cúng này không phải là mê tín mà người Mườngthường có thói quen cúng trời, cúng đất để cảm ơn các vị thần linh đã bancho cây thuốc ở ngoài rừng, cho bài thuốc cứu người...

Sau những thủ tục đó, mế mớilấy một ít lá trong túi thuốc ra băm nhỏ rồi gói vào một chiếc túi. Trướckhi gói, mế dùng dao cạo đồng bạc có khắc 4 chữ Nho vào gói thuốc. Gói xongtúi thuốc, mế dùng kim chọc nhiều lần vào gói thuốc đó. 

Vừa chọc mế vừa "mằn" (đọcnhững câu thần chú) vào gói thuốc. Khi đã xong hết các thủ tục, mế mới đưacho mỗi người 2 gói, mế Viển căn dặn: Nếu là trẻ con phải treo thuốc cáchngười 7 - 9m, người lớn 2 - 3m. Khi treo thuốc người bị bệnh cảm thấy dễchịu là được. Nếu treo gần quá người bệnh sẽ khó ở, treo cao quá thuốc sẽkhông hiệu nghiệm.

Mế Viển học được bài thuốcnày từ mẹ. Nghe các cụ kể lại, ngày ấy cụ cố của mế Viển có việc ra ĐôngTriều (Quảng Ninh) chơi. Trời tối, cụ có nghỉ nhờ ở một gia đình người gốcHoa. Đúng hôm đó, con dâu của ông chủ nhà đau đẻ. Ông chủ nhà vốn là ngườicó bài thuốc treo chữa gãy xương rất tài tình nhưng về phụ khoa lại khôngbiết.

Bài thuốc chữa gãy xương truyền 7 đời

Đúng lúc đó, cụ cố đã dùngbài thuốc gia truyền của người Mường giúp cô con dâu của ông chủ nhà sinh hạđược an toàn. Để cảm ơn người khách, chủ nhà cũng dạy lại cho cụ cố bàithuốc chữa gãy xương kèm theo hai đồng tiền có khắc chữ Nho. Ông này gọi bàithuốc đó là chữa gãy xương bằng phương pháp cách bức.

Từ đó cụ cố mới biết bàithuốc này. Trải qua mấy đời, các cụ đều dùng bài thuốc này chữa gãy xươngcho người dân quanh vùng. Tính đến đời mế Viển đã là đời thứ 7.

Lựa chọn sinh tử

Trước khi lên núi tìm gặp mếViển, chúng tôi đã gặp được "bệnh nhân" của mế, đó là anh Bùi Văn Đông ở xómYên Tân, xã Lạc Lương. Nhà anh vốn nghèo khó, những ngày giáp hạt, anh phảivào rừng đào củ mài, củ nâu về ăn.

Một hôm thấy anh đi từ sángđến tối chưa về, vợ anh nóng ruột nhờ anh em vào rừng tìm giúp. 10 thanhniên tìm hết cánh rừng này đến cánh rừng khác mà vẫn chưa thấy anh. Sau gầnhai ngày tìm kiếm mọi người mới tìm thấy anh ở một khe núi. Anh bị 2 hòn đáto đè lên chân và nằm bất tỉnh.

Bài thuốc chữa gãy xương truyền 7 đời
Anh Bùi Văn Đông có được đôi chân lành lặn là nhờ bài thuốc của mế Viển

Khi người nhà đưa anh đếnbệnh viện đôi bàn chân của anh đã nát bét. Các bác sĩ bảo: Muốn cứu anh Đôngchỉ còn cách cưa đôi chân. Nếu để lâu, vết thương sẽ nhiễm trùng và càng khóchữa. Nghe bác sĩ bảo vậy, anh Đông nghĩ, giờ mà cắt đôi chân đi coi nhưmình là người tàn phế, cả đời ăn bám vợ con. 

Giữa sự lựa chọn sinh tử, anhmới chợt nhớ ra là mấy đứa con nhà mình từng bị gãy tay được mế Viển ở xómĐồi chữa thuốc lá khỏi. Giờ cứ thử để mế Viển chữa cho xem sao. Ngay hômsau, anh xin xuất viện. Vừa về đến nhà, anh đã cử người đi đón mế xuống. Xemqua vết thương của Đông, mế Viển lắc đầu: Cái này khó đấy. Tôi cũng chỉ thửthôi, chứ chân cẳng nát bét như thế này thì ít hy vọng lắm. Thôi còn nướccòn tát. 

Mế Viển dùng một chiếc ốngtre thổi vào vết thương giúp Đông bớt đau. Sau đó mế Viển dùng một gói thuốctreo lên đình màn. Cứ sau 3 ngày, bà lại đến thay thuốc một lần. Sau haitháng chữa trị, bệnh tình của Đông đã thuyên chuyển.

Anh Đông nhớ lại, khi ấy 2bàn chân đã dập nát của mình như có người dùng tay vun chúng lại. Những cơnđau cũng dần qua đi, thay vào đó là một cảm giác thật dễ chịu lan tỏa khắpcơ thể. Giờ thì anh có thể đi lại được. Tuy không làm được việc nặng nhưtrước nhưng anh vẫn lên nương làm rẫy bình thường.

Từ chỗ không tin

Một trường hợp khác là ôngBùi Văn Sĩ. Năm ngoái lần đầu đi tập xe máy, ông va phải con bò và bị rơixuống cống. Ông bị gãy chân. Bệnh viện thì ở xa, mọi người khuyên ông nênđến mế Viển lấy thuốc.

Thực ra sống ở rừng núi baođời nay nhưng ông cũng không tin lắm về bài thuốc treo của mế Viển. Con cáivận động mãi, nhưng ông nhất định từ chối. Vì thương bố nên mấy đứa con đãtự lên nhà mế Viển lấy thuốc. Về nhà chúng bí mật treo gói thuốc lên trênđình màn. Nhờ bài thuốc đó mà ông Sĩ không kêu đau nữa.

Bài thuốc chữa gãy xương truyền 7 đời
Mế Viển và thang thuốc của mình

Sau 3 ngày, đôi chân của ôngcó thể cử động được mà không đau. Đến lúc này, các con mới nói với ông: Bốđi lại được là nhờ bài thuốc của mế Viển đấy. "Chúng bay láo! Tao có uốngthuốc bao giờ đâu mà khỏi", ông quát mấy đứa con.

Lúc ấy người con trai cả mớichỉ tay lên đình màn: "Cái gói thuốc nho nhỏ treo trên cao kia là thuốccủa bà Viển đấy...". Lúc đó ông Sĩ mới tin bài thuốc của mế Viển hiệunghiệm.

Không chỉ anh Đông và anh Sĩđược chữa khỏi bệnh, hầu như các gia đình ở huyện Lạc Thuỷ có con, cháukhông may bị gãy chân, gãy tay đều được mế Viển chữa giúp. Họ đều mế Viển làân nhân của gia đình. Nhiều người còn cho con, cháu nhận mé Viển là mế nuôi(mẹ nuôi).

Tài nghệ chữa xương của mếViển đã vượt qua những dãy núi đá của Yên Thuỷ về xuôi. Rất nhiều người ở HàNội, Thái Bình, Nam Định... đã cất công lên tận xóm Đồi đón mế Viển về tậnnhà chữa gãy xương cho người thân. 

Khó lý giải

Từ ngày được truyền nghề, sốngười đến mế Viển lấy thuốc ngày một đông. Suốt mấy chục năm qua, mế Viểncũng không nhớ mình đã chữa khỏi cho bao nhiêu người nữa. Chỉ vào đống vỏchai khổng lồ chất đầy từ ngoài cổng đến chân cầu thang nhà sàn, mế Viểnbảo: "Mỗi người đến mang theo một chai rượu, nhìn vào số chai là biếtđược khách đến đây. Tôi chữa bệnh chẳng phải tiền bạc gì nhưng chai rượu làthứ không thế thiếu để làm lễ".

Chữa xương bằng cách treothuốc quả là lạ đời. Tôi cũng không có ý cổ xuý cho những cách chữa bệnhthiếu cơ sở khoa học. Thế nhưng, tiếp xúc với nhiều bệnh nhân của mế Viển,cũng như biết được các thầy lang người Mường vốn có nhiều bài thuốc bí ẩnnên những hoài nghi của tôi dần được xóa mờ.

Kêu gọi mỗi nhà giúp một bát gạo

Ông Bùi Văn Vẻ, trạm trưởng Trạm Y tế xã Lạc Lương cho biết, bài thuốc của bà Viển ông đã nghe nói từ lâu. Thực tế, không chỉ người dân địa phương, nhiều người nơi khác đến chữa rất nhiều. Còn tác dụng, hiệu quả của bài thuốc này như thế nào thì ông không rõ lắm. Nhưng có một điều ông biết là ông bạn đồng nghiệp của ông, hồi nhỏ đã từng bị gãy chân và đến bà Viển nhờ chữa.

Kết quả là ông bạn đó khỏi thật và chỉ sau vài ngày đã đi lại được. Tuy nhiên, ông vẫn khuyên ai không may bị gãy chân, gãy tay nên đi viện là tốt nhất. Bởi lẽ, đến nay chưa ai lý giải một cách khoa học về bài thuốc của bà Viển. "Phải chữa khỏi thì mọi người mới đến", ông Vẻ khẳng định.


Theo Tiến Dũng
Bài thuốc chữa gãy xương truyền 7 đời



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.