- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Báo động ô nhiễm và phát hiện có thủy ngân trong không khí ở Hà Nội
Quan trắc có phát hiện chất độc thủy ngân trong không khí nhưng chỉ là hiện tượng cá biệt và chưa phát hiện thủy ngân ở nhiều nơi.
Trước tình trạng báo động về ô nhiễm không khí ở Hà Nội, một số chuyên gia cho biết, mới đây, thiết bị đo đạc, quan trắc có phát hiện chất độc thủy ngân trong không khí nhưng chỉ là hiện tượng cá biệt và chưa phát hiện thủy ngân ở nhiều nơi.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức đáng báo động
"Nếu bạn tới thành phố này vào ban ngày, tất cả mọi người đều đeo khẩu trang. Ai cũng muốn bảo vệ gương mặt và cơ thể khỏi tác động từ môi trường", trang Channel News Asia, hãng thông tấn uy tín từ Singapore đã viết như vậy khi nói về vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội sau nhiều ngày họ đến khảo sát.

Trước đó, vào đầu tháng 3/2016, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội thông báo chỉ số chất lượng không khí ở mức 388 điểm, đây là mức nguy hiểm. (Trong 4 tháng đầu năm 2016, Hà Nội có mức AQI dao động từ 114 đến 388. Tại thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới Bắc Kinh, con số này là 119 đến 430 và ở Singapore, chỉ số AQI chỉ từ 48 đến 78), như vậy con số này cho rằng mức độ ô nhiễm của Hà Nội thậm chí còn cao hơn Bắc Kinh và khuyên mọi người nên ở trong nhà và không nên ra đường.
Liên quan đến tình trạng trên, ngày 23/4, trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, Hà Nội đang bị ô nhiễm không khí nặng, đáng báo động.


"Tại Trạm quan trắc môi trường không khí tự động liên tục của Tổng cục Môi trường đặt tại khu vực Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội gần đây thường xuyên cảnh báo về mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội thay đổi theo từng thời điểm. Việc đài quan trắc của Đại sứ quán Mỹ đặt vào một thời điểm để đánh giá Hà Nội ô nhiễm như Bắc Kinh thì không phải", ông Tùng cho hay.

Theo ông Tùng, tình hình ô nhiễm không khí ở Hà Nội hiện đang có dấu hiệu tăng lên và ô nhiễm nặng bởi có quá nhiều nguyên nhân, trong đó có số lượng ô tô, xe máy quá nhiều. Hiện thống kê có khoảng hơn 5 triệu xe máy và hơn 500 nghìn chiếc ô tô trên địa bàn thành phố Hà Nội. Không chỉ dừng ở đó, số lượng xe máy được dự báo sẽ tăng 11% và xe ô tô sẽ tăng khoảng 17% mỗi năm. Ước tính, tới năm 2020, sẽ có gần 1 triệu ô tô và 7 triệu xe máy tham gia lưu thông trên các đường phố Hà Nội.

Về vấn đề này, GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam cũng cho biết, không khí Hà Nội đang thực sự bị ô nhiễm. "Con số trạm quan trắc đo trung bình ngày và năm thì Hà Nội là thành phố ô nhiễm nặng, gấp 2 lần tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, không ô nhiễm như Bắc Kinh. Nhưng ở nước ta được xếp là 1 trong những nước có mức độ nhiễm bụi cao nhất thế giới", ông Đăng cho hay.
Phát hiện thấy thủy ngân trong không khí ở Hà Nội
Một thông tin đáng quan tâm và khiến nhiều người lo ngại được ông Hoàng Dương Tùng cho biết đó là mới đây, thiết bị đo đạc, quan trắc đã phát hiện chất độc thủy ngân trong không khí, một vấn đề mà các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đều đang quan tâm.

"Vấn đề về thủy ngân được cả thế giới quan tâm và Việt Nam cũng là một trong những nước thành viên tham gia vào hoạt động để làm sao giảm được thủy ngân trong không khí. Hiện tại phải có khả năng quan sát mới phát hiện ra thủy ngân trong không khí ở Hà Nội. Tuy nhiên, do mới đo được ở một địa điểm nên chưa có đủ căn cứ để kết luận về chỉ số này", Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường chia sẻ.
Ông Tùng cũng cho biết: "Vấn đề đáng quan tâm hơn cả vào lúc này là phải xác định được nguồn gây ô nhiễm thuỷ ngân trong không khí. Sắp tới, chúng tôi sẽ mở rộng hệ thống để quan trắc xác định những vấn đề này".


Về vấn đề phát hiện trong không khí có thủy ngân, GS.TS Phạm Ngọc Đăng cho biết, có ô nhiễm thủy ngân nhưng chỉ là hiện tượng cá biệt và chưa phát hiện thủy ngân ở nhiều nơi.
"Việc phát hiện ra thủy ngân chỉ đo ở một địa điểm nào đó chứ không phải ở đâu cũng có. Để làm rõ vấn đề này phải tiến hành quan trắc ở nhiều địa điểm. Nhưng đo được không phải dễ dàng. Vì thế các cơ quan nhà nước nên quan tâm đến vấn đề ô nhiễm không khí thường xuyên để có biện pháp giảm ô nhiễm", GS.TS Phạm Ngọc Đăng chia sẻ thêm
Thông tin thêm với chúng tôi, ông Hoàng Dương Tùng cho rằng, trước vấn nạn ô nhiễm không khí đang ngày một nghiêm trọng không chỉ riêng Hà Nội mà còn ở một số nơi khác trong nước thì các Bộ, ban, ngành đã có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, các ban ngành Hà Nội cũng đưa ra nhiều biện pháp như giám sát số lượng ô tô xe máy, nâng cao chất lượng ô tô xe máy, chất lượng xăng,… rất nhiều biện pháp nhưng chưa thể giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm và vấn đề này cần thiết thực hơn nữa.
GS.TS Đăng cũng cho biết, trước mắt các cơ quan chức năng cần làm đầu tiên đó là tiến hành quan trắc ở nhiều địa điểm. Từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm từng nơi từ đó mới xác định được mức độ nguy hại thế nào để cảnh báo người dân. Về thông tin phát hiện thủy ngân trong không khí, ông cho biết, người dân cũng không nên hoang mang. Cơ quan chức năng cần có thời gian để làm rõ hơn và vấn đề này chỉ là cá biệt chứ không phổ biến.
Theo Trí thức trẻ
- Thời sự9 giờ trướcĐoạn clip ghi lại cảnh người phụ nữ bị tưới xăng thiêu sống được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi kinh hãi.
- Thời sự10 giờ trướcSáng 27/2, không khí lạnh ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sau đó ảnh hưởng một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ.
- Thời sự1 ngày trướcCơ quan chức năng tiến hành xử phạt 30 nam nữ ngồi uống nước không đeo khẩu trang tổng số tiền 60 triệu đồng.
- Thời sự1 ngày trướcLực lượng chức năng đang điều tra nguyên nhân xảy ra vụ cháy tại tầng 9 chung cư Mipec Long Biên (đường Long Biên 2, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội).
- Thời sự1 ngày trướcKhông còn cảnh hàng nghìn người xếp hàng ngồi trước chùa để dâng sao giải hạn, chùa Phúc Khánh tối nay (25/2) chỉ lác đác một vài người dân đứng trước cửa chùa cầu an vì dịch Covid-19.
- Thời sự2 ngày trướcĐang đi dạo bờ biển, phát hiện nhóm học sinh bị đuối nước, Tròn lập tức bơi ra cứu sống được 3 thiếu niên, 1 nạn nhân còn lại không may tử vong.
- Thời sự2 ngày trướcHay tin cha bị tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 91 gần nhà, ông N. chạy về báo tin cho gia đình thì tông xe máy vào xe bán tải dẫn đến tử vong.
- Thời sự2 ngày trướcBà Lê Thị Dinh - cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn vừa qua đời, hưởng thọ 102 tuổi. Qua những tấm ảnh còn lưu giữ theo thời gian do gia đình cung cấp và các nguồn tư liệu, người cung nữ có gốc gác con cháu Hoàng tộc này là người có nhan sắc, gương mặt phúc hậu...
- Thời sự2 ngày trướcDự báo thời tiết 25/2, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục tăng nhiệt mạnh. Đặc biệt, với nhiệt độ thấp nhất chỉ 15 độ, Tây Nguyên hiện là vùng lạnh nhất trên cả nước.
- Thời sự3 ngày trướcTrước việc kiểm soát được tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh kiến nghị với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 xin mở lại một số khu du lịch, đồng thời xin đóng góp 530 tỷ cho Chính phủ để lo vaccine.
- Thời sự3 ngày trướcHiện nay, việc chuyển tiền qua ứng dụng Internet Banking của các ngân hàng hoặc tại các cây ATM được mọi người ưa chuộng bởi giao dịch nhanh chóng, đơn giản.