Bị bạn đẩy đập người vào tường, bé trai 8 tuổi suýt chết vì sốc tim

Trong lúc chơi đùa, bé trai bị bạn đẩy mạnh vào ngực lưng đập vào tường khiến em cảm thấy hơi khó thở, đau ngực. Sáng hôm sau, em bắt đầu mệt lả, tình trạng khá nguy kịch.

Trong lúc chơi đùa, bé trai bị bạn đẩy mạnh vào ngực lưng đập vào tường khiến em cảm thấy hơi khó thở, đau ngực. Sáng hôm sau, em bắt đầu mệt lả, tình trạng khá nguy kịch.

Mới đây, Khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã cứu sống 1 trường hợp bệnh nhi rối loạn nhịp tim rất nặng, có sốc tim.

Bé T.N.D.T (8 tuổi, ngụ Đức Hòa, Long An) được người nhà đưa đến BV trong tình trạng mệt lả người. Theo người nhà, 1 ngày trước khi nhập viện, em chơi giỡn với bạn thì bị bạn đẩy mạnh vào ngực lưng đập vào tường, sau đó em cảm thấy hơi khó thở, đau ngực ít. Sáng hôm sau, em bắt đầu mệt lả nên ba mẹ đưa đến y tế cơ sở rồi tiếp tục được chuyển lên tuyến trên vì tình trạng nặng.

Tại khoa Cấp cứu BV Nhi đồng Thành phố, bé mệt lả, môi tái chi mát, mạch nhanh nhẹ, nhịp tim của em rất nhanh, huyết áp kẹp.

Bị bạn đẩy đập người vào tường, bé trai 8 tuổi suýt chết vì sốc tim - Ảnh 1.

Bé T.N.D.T.

BS Nguyễn Hữu Nhân, trưởng khoa Cấp cứu, người trực tiếp điều trị cho bé chia sẻ: "Sau khi loại trừ nguyên nhân chấn thương, chúng tôi đã xác định đây là một trường hợp rối loạn nhịp tim, dạng nhịp nhanh kịch phát trên thất có sốc tim, ngay lập tức bệnh nhân được hội chẩn với bác sĩ trưởng khoa tim mạch và quyết định điều trị ngay bằng phương pháp sốc điện chuyển nhịp. Sau khi sốc điện chuyển nhịp lần đầu, nhịp tim bé đã trở về nhịp xoang ngay với tần số nhịp bình thường theo tuổi, huyết động ổn định, tiếp xúc tốt".

Bị bạn đẩy đập người vào tường, bé trai 8 tuổi suýt chết vì sốc tim - Ảnh 2.

Gần một tuần sau điều trị, bé chạy chơi và ăn uống bình thường, được xuất viện sau đó.

BS Phan Tiến Lợi, Trưởng khoa tim mạch BV Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh nhi bị hội chứng Wolf-Parkinson-White, một dạng tồn tại bất thường đường dẫn truyền phụ trong tim. Đây là một trong những dị tật dẫn truyền phức tạp ở trẻ em. Ngoài việc dùng thuốc phòng ngừa, bé được thực hiện khảo sát điện sinh lý để tìm vị trí và thực hiện cắt đốt đường dẫn truyền bất thường này. Khi đó mới điều trị triệt để nguyên nhân gây rối loạn nhịp.

Theo Trí thức trẻ

Bệnh tim

tai nạn trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.