Bị cáo Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng tài sản để khắc phục hậu quả

Trả lời thẩm vấn tại tòa, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cho biết, bị cáo sẵn sàng dùng tài sản cá nhân để khắc phục hậu quả vụ án.

Chiều 23/7, phiên tòa xét xử vụ FLC tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư. 

Trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Trịnh Văn Quyết trình bày: Sau khi mua lại Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), công ty này đã thực hiện nhiều dự án của Tập đoàn FLC, thi công nhiều công trình lớn ở Hà Nội, Bình Định, Quảng Ninh, Thanh Hóa...

Trong suy nghĩ của bị cáo, giá trị thực tế của cổ phiếu ROS là tốt. Từ tháng 9/2016 đến tháng 7/2018, giá cổ phiếu ROS tăng từ 10.000 đồng lên hơn 43.000 đồng/cổ phiếu. Có giai đoạn, mã cổ phiếu ROS tăng hơn 214.000 đồng/cổ phiếu (năm 2017).

Theo lời khai của ông Trịnh Văn Quyết, bị cáo đã dành nhiều tâm huyết vào Công ty Faros nên chưa bao giờ có ý định muốn bán cổ phiếu, lúc nào cũng muốn giữ, sở hữu thêm và mua thêm.

Thời điểm 2020-2021, do dịch Covid-19, bị cáo khó khăn về tài chính nên mới bán số cổ phiếu của Công ty Faros. Nhưng bị cáo luôn muốn có cơ hội và đã lên kế hoạch để mua lại cổ phiếu của công ty này. 

Bị cáo Trịnh Văn Quyết sẵn sàng dùng tài sản để khắc phục hậu quả-1
Bị cáo Trịnh Văn Quyết tại tòa. Ảnh: CTV

Trả lời thẩm vấn của luật sư, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC cho biết, dù đã bán phần lớn cổ phiếu của Công ty Faros, nhưng bị cáo vẫn có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động bình thường của công ty nên đã lấy tài sản cá nhân để đảm bảo cho các khoản vay. 

Ngoài tài sản bị phong tỏa, bị cáo không còn tài sản nào khác. Nếu HĐXX tuyên bị cáo phải bồi thường, bị cáo xin được dùng tài sản cá nhân trị của mình để khắc phục hậu quả. Nhưng số tài sản này bị phong tỏa từ ngày bị cáo bị bắt đến nay. 

Ông Quyết trình bày, mới được cơ quan cơ quan tố tụng cho phép bán tài sản là hãng hàng không Bamboo, thu được gần 200 tỷ đồng.

Số tiền này đã được chuyển vào tài khoản của Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra. Khoản tiền 500 tỷ đồng từ việc bán hãng hàng không Bamboo sẽ được nhận tiếp theo, ông Quyết sẵn sàng nộp để khắc phục hậu quả. 

Ông Trịnh Văn Quyết cho hay, đang tiếp tục nhờ gia đình tác động người thân, bạn bè để có tiền khắc phục hậu quả; đồng thời mong được tạo điều kiện để xử lý tài sản của mình (bất động sản, cổ phiếu…) nhằm khắc phục hậu quả vụ án.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bị cáo đề nghị bán cổ phần tại Tập đoàn FLC nhưng đến nay chưa được phép. Bị cáo cũng xin HĐXX có chính sách khoan hồng, cho bị cáo sớm được về với cộng đồng để tìm biện pháp khắc phục hậu quả.

Các luật sư cũng đặt nhiều câu hỏi với ông Quyết, nhưng bị cáo xin không trả lời vì cho rằng đã khai đầy đủ ở CQĐT và nội dung lời khai đã thể hiện trong cáo trạng. Bị cáo đề nghị các luật sư nghiên cứu cáo trạng và hồ sơ vụ án.

Vị chủ tọa phiên tòa cho hay, bị cáo có quyền không trả lời các câu hỏi của luật sư.

Tại toà, ông Trịnh Văn Quyết khẳng định, em gái Trịnh Thị Minh Huế không có quyền quyết định đối với việc tăng vốn tại Công ty Faros và không có vai trò trong bộ máy của Công ty này.

 

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/bi-cao-trinh-van-quyet-san-sang-dung-tai-san-de-khac-phuc-hau-qua-2304925.html

Trịnh Văn Quyết


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.