- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bỏ Tết cổ truyền là đi ngược với thế giới
Dưới góc nhìn văn hóa, bỏ Tết cổ truyền mới thực sự là đi ngược với thế giới.
Trong các năm qua, đề xuất gộp Tết Nguyên đán vào Tết Dương lịch và đón Tết theo Lịch dương của GS Võ Tòng Xuân đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm này, thậm chí có ý kiến còn cho rằng nên bỏ hẳn Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, dưới góc nhìn văn hóa, độc giả Vĩnh Thông cho rằng, bỏ Tết cổ truyền mới thực sự là đi ngược với thế giới. Chúng tôi xin đăng nguyên văn quan điểm của tác giả Vĩnh Thông:
Tết Nguyên đán là nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam và Á Đông, mang tính thiêng liêng và ăn sâu vào tâm thức cộng đồng hàng ngàn năm. Hiện nay nhiều người Việt Nam đề nghị chuyển đón Tết theo Âm lịch sang Dương lịch để hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, điều đó có thực sự là hội nhập, hay chính chúng ta đang đi ngược với thế giới?
Văn hóa là sự đa dạng và khác biệt
Nhiều người nghĩ, đón Tết Âm lịch trong khi thế giới đón Tết Dương lịch là đi ngược với thế giới. Nhưng bài viết này chúng tôi cho rằng, bỏ Tết cổ truyền mới thực sự là đi ngược với thế giới, vì sao? Vì những người cổ xúy bỏ Tết, dùng góc nhìn kinh tế để phân tích, dường như họ quên rằng Tết là một sản phẩm văn hóa. Hãy thử phân tích nó dưới góc nhìn văn hóa!
Một định nghĩa về văn hóa khá phổ biến là định nghĩa của F. Mayor (Cựu Tổng Giám đốc UNESCO): “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”.
Về mặt khoa học, dĩ nhiên còn nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hóa. Song, quan điểm văn hóa là sự “đa dạng và khác biệt” cơ bản được thừa nhận trên toàn thế giới. Từ Liên Hiệp Quốc, UNESCO, đến các quốc gia, các tổ chức… đều lấy quan điểm này làm cơ sở cho các vấn đề văn hóa.
Do thừa nhận quan điểm đó, nên không dân tộc nào “có nhu cầu” xóa bỏ sự khác biệt. Có lẽ, ngoại trừ người Việt Nam. Dường như chỉ có người Việt Nam là dân tộc duy nhất trên thế giới muốn bỏ Tết cổ truyền để đón Tết theo phương Tây. Đồng nghĩa chúng ta muốn xóa bỏ điều mà thế giới theo đuổi: sự khác biệt và đa dạng. Chúng ta đang đi ngược với thế giới!
Không thể đánh đồng rằng bỏ Tết thì đất nước sẽ phát triển. Trung Quốc, Hàn Quốc không bỏ Tết Nguyên đán mà đất nước vẫn phát triển. Singapore và Malaysia mỗi năm có 4 lần mừng năm mới, do có nhiều tộc người với văn hóa khác nhau, họ vẫn phát triển. Cambodia, Lào, Thái Lan đón Tết theo Phật lịch vào tháng 4, họ vẫn hài lòng. Và đông đảo hơn cả là các quốc gia theo Hồi giáo, đón Tết Roya vào tháng 10 Hồi lịch, họ đầy tự hào.
Không thể so sánh với Nhật Bản
Nhiều người đã phân tích về việc Nhật Bản bỏ Tết cổ truyền. Bài viết này chúng tôi chỉ xin đóng góp thêm một chi tiết về thời đại.
Thời Minh Trị, Nhật Bản quyết tâm bỏ văn hóa cũ để đến với văn minh phương Tây, với quan điểm “thoát Á luận”, cho rằng văn hóa Á Đông lạc hậu, còn phương Tây hiện đại. Cùng thời điểm đó, cuối thế kỷ XIX cũng là giai đoạn thịnh hành quan điểm “vị châu Âu”. Một số nhà nghiên cứu (chẳng hạn Tylor, Morgan) cho rằng văn minh châu Âu là trung tâm và chuẩn mực để mọi dân tộc phấn đấu phát triển.
Quan điểm này sớm bị phê phán và phê phán đến tận ngày nay, nhưng không phải nó không để lại ảnh hưởng. Ảnh hưởng đầu tiên là các đế quốc thực dân lợi dụng để đi “khai hóa” các dân tộc “man dã”. Một ảnh hưởng khác là khiến các quốc gia kém phát triển cảm thấy tự ti về văn hóa của mình. Nhật Bản là một trường hợp như thế.
Người Nhật với mặc cảm về một đất nước nghèo nàn, không tránh khỏi việc đề cao quan điểm “vị châu Âu”. Theo Đào Trinh Nhất, họ say mê phương Tây đến độ “không sót cái hay nào của Tây phương mà Nhật không bắt chước”. Họ áp dụng mô hình phương Tây một cách quá máy móc, chính họ phủ nhận sự khác biệt và đa dạng của văn hóa.
Công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki trả lời phỏng vấn trên báo Lao Động rằng: “Theo Dương lịch, ngày 1/1 hằng năm sẽ bắt đầu mùa xuân, nhưng trên thực tế, thời tiết tại Nhật vô cùng lạnh giá trong tháng 1. Vì vậy, rất khó cho mọi người cảm nhận một mùa xuân mới đang về. Còn nếu theo âm lịch cổ truyền, mùa xuân sẽ đúng hẹn hơn, vì ngày đầu của mùa xuân thường rơi vào tháng 2. Khi đó, hoa mận đã nở khắp nơi và khoảng 1 tháng sau (tháng 3 Dương lịch), sắc xuân sẽ tràn ngập tại Nhật Bản với hoa anh đào nở”.
Việt Nam đang giẫm lên vết xe đổ
Như đã nói ở phần đầu, quan điểm về văn hóa của thế giới thế kỷ XXI là tôn trọng sự khác biệt và đa dạng, không có văn hóa cao hay thấp, không có văn hóa nào là “mô hình chuẩn” để định hướng cho các truyền thống khác.
Vậy mà người Việt Nam sống trong thế kỷ XXI nhưng không áp dụng quan điểm của thế kỷ XXI giống thế giới, mà quay về thế kỷ XIX giẫm lên vết xe đổ “vị châu Âu” mà thế giới đã lên án suốt một thế kỷ rưỡi. Chúng ta đang hội nhập hay đang đi ngược với thế giới?
Tại sao người phương Tây có thể nghỉ khoảng một tuần từ Giáng sinh đến đầu năm Dương lịch mà chúng ta không thể nghỉ bảy ngày Tết Âm lịch, lại đòi phải phục tùng theo họ. Nếu được hỏi, có lẽ người phương Tây cũng không muốn Việt Nam bỏ Tết cỏ truyền, vì từ nhỏ họ đã được giáo dục tôn trọng sự khác biệt. Chúng ta thì không. Chúng ta chỉ biết vọng ngoại và phục tùng văn hóa của dân tộc khác.
Dĩ nhiên, văn hóa không bất biến mà thay đổi phù hợp với thời đại, môi trường, con người… Song, mọi thay đổi đều có quy luật. Đặc trưng quan trọng của văn hóa là giá trị, một biểu tượng văn hóa chỉ mất đi khi không còn đủ giá trị để đáp ứng nhu cầu của chủ thể văn hóa. Không thể bắt văn hóa phục tùng kinh tế, như thế là đang sa vào “quyết định luận kinh tế”.Kết thúc bài viết này, chúng tôi xin trích dẫn mục tiêu trong “Thập kỷ Quốc tế phát triển văn hóa” (1988 - 1997) của Liên Hiệp Quốc: “Không phát triển kinh tế đơn thuần, một chiều, bất chấp tất cả, và càng không hy sinh văn hóa để đổi lấy phát triển kinh tế”.
-
Thời sự1 ngày trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự1 ngày trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự1 ngày trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự3 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự3 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự4 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự4 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự4 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự4 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự6 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.