Ca sinh tư hiếm gặp ở VN: "4 đứa trẻ tranh nhau miếng thịt trong bữa cơm"

Hàng tháng,cha mẹ của 4 bé gái sinh tư hiếm gặp Việt – Nam – Hạnh – Phúc phải tìm cách vay mượn đủ số tiền gần 2 triệu đồng đóng học phí cho các con.

Hàng tháng, vợ chồng anh Trần Hữu Đồng (39 tuổi – Đồng Tháp), cha mẹ của 4 bé gái sinh tư hiếm gặp Việt – Nam – Hạnh – Phúc phải tìm cách vay mượn đủ số tiền gần 2 triệu đồng đóng học phí cho các con.

Vượt  chặng  đường dài với cái nắng gắt, tôi tìm thấy căn nhà nhỏ của vợ chồng anh Trần Hữu Đồng (39 tuổi, Đồng Tháp) – cha ruột của 4 bé gái sinh tư hiếm gặp cách đây 5 năm. Trong ngôi nhà đã cũ chỉ có duy nhất chiếc tủ gỗ đựng vài bộ váy áo, cặp sách là có giá trị.

Khi hỏi đến chị Trần Thị Tình (36 tuổi) và các bé, anh Đồng nói: “Nay bên nhà có đám giỗ, bà xã và tụi nhỏ qua đó đến chừng xế chiều mới về. Cô cứ ngồi uống nước, nghỉ ngơi. Lát nữa, tôi sẽ đưa cô qua gặp 4 đứa nhỏ”.

ca sinh tu hiem gap o vn: "4 dua tre tranh nhau mieng thit trong bua com" - 1

Bật khóc khi bác sĩ thông báo vợ mang thai 4

Dù đủ nếp đủ tẻ nhưng khi chị Tình mang bầu lần 3, cả gia đình ai nấy đều vui mừng. Anh Đồng cho hay, ở xứ nước nổi này, gia đình nào cũng sinh tầm 3, 4 đứa. Họ quan niệm, con càng đông càng giàu có.

Thai được 6 tháng, anh đưa vợ lên huyện siêu âm.Tại đây, bác sĩ thông báo chị Tình mang song thai. Chừng nửa tháng sau, anh lại chở chị đi tìm phòng khám khác siêu âm. Lần này, bác sĩ chẩn đoán thai 3.

Không tin vào kết quả, họ đi khám tại một phòng khám nổi tiếng ở Lai Vung. Sau siêu âm, bác sĩ khẳng định chị mang thai 4 nhưng không xác định được giới tính của trẻ.

“Khi bác sĩ thông báo bà xã chắc chắn đang mang thai 4, tôi vô cùng lo lắng và bật khóc ngay tại phòng khám. Gia đình tôi đã 4 miệng ăn, giờ thêm 4 khẩu nữa thì lấy đâu thóc, gạo mà nuôi.

Tôi thấy người ta bảo, sinh đôi đã hết mấy chục triệu lận, vậy nhà tôi sinh 4 thì vay mượn ai cho đủ, mang thai 4 rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Nhưng, cái thai quá lớn, bác sĩ bảo không thể “xử lý” bớt bào thai. Do vậy, tôi đành an ủi bản thân, động viên vợ rằng: Trời sinh voi ắt sinh cỏ”, anh Đồng tâm sự.

ca sinh tu hiem gap o vn: "4 dua tre tranh nhau mieng thit trong bua com" - 2

Hai bé gái đáng yêu, xinh xắn tạo dáng khi được chụp ảnh

Thai 32 tuần tuổi, chị Tình trở dạ, sinh non. Anh Đồng vội vàng đưa vợ lên bệnh viện Sa Đéc. Sau khám, bác sĩ quyết định chuyển mẹ con chị lên BV Từ Dũ (TP.HCM).

Khi ấy, anh Đồng ngược xuôi vay họ hàng, làng xóm được 4 triệu đồng đưa vợ lên thành phố đi đẻ. Với số tiền đó, anh chi cho tàu xe và nhập viện hết gần 2 triệu đồng. Cầm số tiền còn lại trên tay, anh không biết phải tính sao khi trường hợp xấu xảy ra .

Tại BV Từ Dũ, bác sĩ quyết định đưa chị Tình lên phòng mổ. Bốn bé gái lần lượt chào đời với 4 cái tên Việt, Nam, Hạnh, Phúc. Bé nặng nhất 1,7kg và nhẹ nhất 1,2kg. “Các con sinh non, sức quá yếu nên được bác sĩ đưa vào phòng cách ly chăm sóc đặc biệt”, anh Đồng nhớ lại.

Những ngày vật vã ở viện chăm sóc các con

Quãng ngày ở viện, anh Đồng nhiều lần bật khóc khi nhìn các con nằm trong lồng kính qua ô cửa nhỏ. Anh biết, anh sẽ chẳng thể lo cho các con cuộc sống ấm no trong tương lai. Thậm chí, anh sợ phải đối diện ngày các con được về nhà vì không có tiền trả cho bệnh viện .

May mắn, nhiều mạnh thường quân biết đến hoàn cảnh khó khăn của anh chị đã góp tiền giúp đỡ. “Tôi sẽ không bao giờ quên những tấm lòng vàng đã giúp đỡ gia đình lúc khó khăn ấy. Nếu không có họ, các con tôi không có ngày hôm nay. Kể cả ngôi nhà đang ở cũng là nhờ các mạnh thường quân giúp đỡ vợ chồng tôi xây dựng để có chỗ tránh nắng, trốn mưa”, anh nói.

ca sinh tu hiem gap o vn: "4 dua tre tranh nhau mieng thit trong bua com" - 3

Bé Việt và Hạnh nũng nịu, khóc đòi mẹ

Nằm viện một thời gian, chị Tình cùng 4 bé gái được xuất viện. Nhưng do sinh tư và đẻ non nên mỗi tháng, họ phải bắt xe đò đưa 4 bé lên Sài Gòn chữa chứng mắt vàng. Đặc biệt, gian nan nhất chính là ngày bé gái thứ 3 phát bệnh.

“Hồi chưa đủ 3 tháng, con bé thứ 3 có dấu hiệu bệnh nặng. Thấy nó hay bỏ bú, quấy khóc và bụng phình to, tôi quyết định đưa lên BV Nhi đồng 1. Ở đây, họ nói nó bị loét ruột và cần phẫu thuật ngay lập tức.

Lần nữa, vợ chồng tôi lại đi vay bà con trong ấp để có tiền tiến hành phẫu thuật cho con. May mắn, con bé đã được đội ngũ bác sĩ cứu giúp thành công. Giờ sức khỏe của nó đã ổn định nhưng chiếc lưng bị gù, không đứng thẳng như các chị và em”, anh Đồng nói.

“Mỗi tháng, vợ chồng tôi phải lo gần 2 triệu đóng tiền học cho 4 con”

Vừa dứt câu chuyện, anh Đồng nhanh chóng đưa chúng tôi về bên ngoại gặp 5 mẹ con chị Tình. Nhìn thấy tôi, một bé gái có gương mặt đáng yêu, đôi mắt sáng chạy lại cúi chào. Sau đó, bé tự giới thiệu: “Con là Phúc. Các chị con đang ở ngoài kia nằm võng. Chị tư (bé Việt) con hư lắm! Chị khóc hoài không nín cô ạ!”

ca sinh tu hiem gap o vn: "4 dua tre tranh nhau mieng thit trong bua com" - 4

Gương mặt đáng yêu, đôi mắt sáng của bé Phúc

Ra bờ sông, nơi mẹ con chị Tình đang nằm tránh nóng, chị bắt đầu câu chuyện về bé Việt. “Nó đang khó chịu trong người cộng thêm thời tiết nóng nực nên khóc từ trưa không dứt”.

Những lúc như thế này, chị Tình thường cố gắng an ủi con nín. Đôi lúc, cả 4 bé cùng khóc, chị không biết xoay sở ra sao, đành bất lực nhìn chúng khóc. Thậm chí, chị cũng khóc theo vì vừa xót con vừa mệt mỏi.

Chị Tình cho hay, để có tiền lo cho 6 đứa con, anh Đồng  đi làm thuê, làm mướn. Riêng chị phải chăm sóc cho 4 bé sinh tư nên không thể đi làm. Vì vậy, mọi trang trải cuộc sống đều phụ thuộc vào ngày công làm mướn của anh Đồng.

“Nhà tôi đi làm mướn cho người ta được khoảng 100-130 nghìn/ngày. Số tiền ấy chẳng đủ nuôi 4 đứa nhỏ. Có bữa cơm, tôi nấu rau mà chúng không chịu ăn, đòi ăn thịt hoặc có bữa chúng tranh nhau từng miếng thịt rồi đứa này khóc, đứa kia la. Tôi đành dỗ chúng ăn cố bữa này hay nhường em một chút, mai ba đi làm có tiền mua nhiều thịt hơn”.

2 ngày cuối tuần, anh Đồng ra ngoài làm phụ bà con trong ấp. Họ thương cảnh nghèo khó đông con đã trả công nhiều hơn nhưng không đủ tiền mua đồ ăn, cái mặc cho 4 đứa trẻ.

ca sinh tu hiem gap o vn: "4 dua tre tranh nhau mieng thit trong bua com" - 5

Dù còn nhỏ, các bé luôn biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau

Nhận thấy sự vất vả, nghèo khó khi nuôi các em, cô con gái đầu của vợ chồng chị Tình đành xin nghỉ học khi chưa tốt nghiệp cấp 2. Hồi đầu, em ở nhà giúp mẹ chăm sóc 4 bé sinh tư. Khi các em lớn, em ra ngoài thị trấn làm mướn kiếm tiền phụ giúp cha mẹ.

Nhắc đến câu chuyện 4 bé Việt – Nam – Hạnh – Phúc sắp tới tuổi đi học, chị Tình thở dài: “Đó là nỗi sợ hãi lớn nhất của vợ chồng tôi. Trước kia, nuôi 4 đứa chỉ là lo cuộc sống có đủ cái ăn, cái mặc. Giờ, 4 đứa sắp đến tuổi đi học, chúng tôi thực sự thấy sợ hãi.

Đầu năm, ông xã bàn bạc phải cho chúng đi mẫu giáo để cô rèn luyện chứ ở nhà miết chúng chẳng biết cái gì. Lúc đầu, tôi không đồng ý vì làm gì có tiền đóng học cho con. Nhưng để con ở nhà mãi cũng không được, hai vợ chồng lại cố xoay để con được đi học.

Để tiết kiệm được ít tiền, vợ chồng tôi cho 4 con ăn cơm trưa ở nhà. Sáng sáng, anh Đồng chở 4 bé gái đến lớp rồi trưa tranh thủ nghỉ làm đón về nhà ăn uống, ngủ nghỉ. 2h chiều, anh lại chở 4 đứa ra lớp học".

ca sinh tu hiem gap o vn: "4 dua tre tranh nhau mieng thit trong bua com" - 6

Gần 1 năm nữa, Việt - Nam - Hạnh - Phúc sẽ bước vào lớp 1

Hiện tại, 4 bé Việt, Nam, Hạnh, Phúc đã được nhà trường giúp đỡ, mỗi tháng chỉ mất khoảng gần 2 triệu đồng. Dù vậy, họ đã quá chật vật để lo số tiền đó.

Bé Việt nín khóc, chị Tình gọi 3 bé còn lại vào chơi với chị. Khoảnh khắc thấy 4 đứa trẻ vui đùa bên nhau, gương mặt chị Tình có chút hạnh phúc. Tuy nhiên, trong ánh mắt sâu thẳm của người đàn bà đông con ấy vẫn hiện hữu  nỗi sợ hãi trong tương lai khi các con lớn khôn.

ca sinh tu hiem gap o vn: "4 dua tre tranh nhau mieng thit trong bua com" - 7

ca sinh tu hiem gap o vn: "4 dua tre tranh nhau mieng thit trong bua com" - 8

 Giây phút mẹ con chị Tình quây quần bên nhau

Theo Tường Anh (Khám phá)

ca sinh hy hữu

Ca sinh tư hiếm gặp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.