Tại sao các bệnh nhân Covid-19 âm tính 3-4 lần nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi và cách ly 14 ngày?

Theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị viêm đường hô hấp cấp của Bộ Y tế phiên bản thứ 3, các bệnh nhân có kết quả âm tính 3-4 lần sẽ được chuyển cơ sở điều trị, tiếp tục cách ly và theo dõi 14 ngày.​​​​​​​

Tối 26/3, Bộ Y tế thông báo có 37 bệnh nhân đang điều trị có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1-4 lần. Trong số 4 bệnh nhân đã âm tính 4 lần, 3 người gồm BN45, 53 và 66 đã phục hồi, sẽ được chuyển cơ sở điều trị trong ngày 27/3 để tiếp tục theo dõi sức khoẻ.

Trước đó, BN18 sau 3 lần xét nghiệm âm tính, cũng đã được chuyển từ nơi điều trị là Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình về Bệnh viện Đa khoa Thái Bình tiếp tục theo dõi 14 ngày.

Vậy tại sao các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn xuất viện nhưng vẫn tiếp tục cách ly và theo dõi y tế?

Theo quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/2/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (2019-nCoV), thì sau khi xuất viện, người bệnh cần theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở 2 lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, phải đến khám lại ngay tại các cơ sở y tế.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất (phiên bản 3), vừa được Bộ Y tế ban hành ngày 25/3, bệnh nhân Covid-19 đủ tiêu chuẩn ra viện, sẽ tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. (Các bệnh nhân 18, 45, 53 và 66 đều được chuyển cơ sở điều trị để theo dõi thêm), hạn chế tình huống tái nhiễm như Trung Quốc.

Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Tại sao các bệnh nhân Covid-19 âm tính 3-4 lần nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi và cách ly 14 ngày?-1

Bệnh nhân 18 trong ngày chuyển viện về Thái Bình để tiếp tục theo dõi thêm.

Những điểm mới của Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị viêm đường hô hấp cấp do SAR-CoV-2 (COVID-19) phiên bản lần thứ 3, ban hành theo Quyết định số 1344/QĐ-BYT ngày 25/3/2020.

1. Thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi ngờ, vì tình hình dịch tễ đã thay đổi. Có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam.

2. Bỏ các định nghĩa ca bệnh có thể, vì năng lực xét nghiệm cao hơn trước.

3. Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức y tế Thế giới về ô xy liệu pháp và đích ô xy máu.

4. Theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, (sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm, theo dõi tiến triển hàng ngày của X quang phổi) để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/ tiến triển nặng của bệnh. Vì theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam trong thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.

5. Với bệnh nhân suy hô hấp nặng, nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân.

6. Về các thuốc kháng vi rút đặc hiệu (như Lopinavir/ritonavir, Chloroquine, Hydroxychloroquine, Remdesivir..). Do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trị Covid-19 nên chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị, (bên ngoài phạm vi sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam). Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.

7. Tiêu chuẩn ra viện: cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau >= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.

8. Sau khi ra viện, người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình, và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.

Ngoài ra cập nhật tên bệnh và tên virus, hướng dẫn trước không phải virus gọi là SARS-CoV 2 và bệnh là Covid-19 mà gọi chung là nCoV.

Theo Nhịp Sống Việt 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/tai-sao-cac-benh-nhan-covid-19-am-tinh-3-4-lan-nhung-van-phai-tiep-tuc-theo-doi-va-cach-ly-14-ngay-22020263233138488.htm

Covid-19

virus corona

dịch bệnh


Vụ Vạn Thịnh Phát: Một bị cáo lâm trọng bệnh, sinh mạng tính từng ngày
Luật sư bào chữa cho bị cáo Lưu Quốc Thắng (nguyên Trưởng ban Kiểm soát SCB) cho biết, ông này đang lâm trọng bệnh, sinh mạng tính từng ngày, bản thân bị cáo có vai trò thứ yếu, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên đề nghị HĐXX xem xét miễn trách nhiệm hình sự.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.