Chuyên gia cảnh báo về hiện tượng livestream với lời lẽ nhục mạ ngày càng phổ biến: "Internet cho chúng ta một hòn đá vô định mà chúng ta có thể là quan toà"

Với những hiện tượng tiêu cực trong văn hóa ứng xử trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều, VTV đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề này trong bản tin Thời sự tối ngày 13/06.

Mới đây, trên bản tin Thời sự tối ngày 13/06 đã trực tiếp đề cập đến một vấn nạn đang vô cùng phổ biến và nổi bật trên Internet hiện nay - Livestream với lời lẽ thù ghét, nhục mạ.

Trong bản tin có đưa ra những hình ảnh cũng như clip minh hoạ về một vài nhân vật điển hình về những hành vi ứng xử thiếu văn hóa trên mạng xã hội.

Cụ thể trong đó có nhắc tới Huấn Hoa Hồng. "Trong lúc livestream bán hàng vào tháng 8 năm ngoái, người đàn ông này đã vu khống 80% cán bộ công chức thành phố Hồ Chí Minh sử dụng ma túy và sau đó bị xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng."

Chuyên gia cảnh báo về hiện tượng livestream với lời lẽ nhục mạ ngày càng phổ biến: Internet cho chúng ta một hòn đá vô định mà chúng ta có thể là quan toà-1

Một số ví dụ được đưa ra về tiêu cực trong văn hóa ứng xử trên mạng xã hội

Cùng với đó, một clip khác về "Cô người mẫu vì tức tối nhân viên của mình nên đã sẵn sàng lên mạng chửi rủa với những lời lẽ không thể tục tĩu hơn". Dù đoạn clip đã làm mờ mặt nhưng với sự nổi tiếng của nhân vật cũng như đoạn clip thì chắc chắn ai cũng có thể đoán ra người đang được VTV "điểm mặt gọi tên" là ai.

Chuyên gia cảnh báo về hiện tượng livestream với lời lẽ nhục mạ ngày càng phổ biến: Internet cho chúng ta một hòn đá vô định mà chúng ta có thể là quan toà-2

Clip về cô người mẫu đã được VTV nhắc tới

Đã có rất nhiều gia đình phải gánh chịu hậu quả nặng nề do những phát ngôn thù ghét, nhục mạ gây ra. Mạng xã hội là ảo nhưng mạng người phải trả, lại là thật. Điển hình là cha mẹ cố nghệ sĩ Vân Quang Long, người vừa phải chịu nỗi đau mất con, vừa phải chịu những lời tai tiếng, bịa đặt suốt nửa năm qua.

Chuyên gia cảnh báo về hiện tượng livestream với lời lẽ nhục mạ ngày càng phổ biến: Internet cho chúng ta một hòn đá vô định mà chúng ta có thể là quan toà-3

Theo nghiên cứu, gần 80% người dùng mạng xã hội tại Việt Nam khẳng định mình từng là nạn nhân hoặc biết những phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội với những biểu hiện cơ bản là kỳ thị dân tộc, tôn giáo, giới tính... và đặc biệt, vu khống, phỉ báng là hình thức phổ biến nhất, lên tới 61,68%. Nhìn vào những con số này khiến không ít người giật mình vì sự phổ biến của những lời lẽ "độc hại" trên mạng xã hội mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày.

Theo TS. Phạm Hải Chung: "Internet cho chúng ta một hòn đá vô định mà chúng ta có thể là quan tòa, có thể bình luận mà không nghĩ tới những tác động, ảnh hưởng đối với người phía bên kia màn hình. Thế giới internet là ảo nhưng tác động của nó lại là thật"

Chuyên gia cảnh báo về hiện tượng livestream với lời lẽ nhục mạ ngày càng phổ biến: Internet cho chúng ta một hòn đá vô định mà chúng ta có thể là quan toà-4

Luật sư Nguyễn Tiến Lập

Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã có ý kiến đưa ra biện pháp hạn chế tình trạng tiêu cực này: "Bằng những công cụ công nghệ, ví dụ như thanh lọc, báo động các hành vi tiêu cực. Nếu sự cảnh báo không có hiệu quả thì ngăn chặn là một biện pháp hiệu quả và cần lập tức bổ sung."

Chuyên gia cảnh báo về hiện tượng livestream với lời lẽ nhục mạ ngày càng phổ biến: Internet cho chúng ta một hòn đá vô định mà chúng ta có thể là quan toà-5

Những em nhỏ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Cần nâng cao trách nhiệm mỗi người dùng mạng vì đó là nơi "Lời nói gió không bay", để lại những hậu quả khôn lường đối với nạn nhân, đặc biệt là các em nhỏ còn non nớt về tinh thần, hạn chế về nhận thức. Có không ít vụ việc các em học sinh tìm đến cái chết vì không chịu được những lời lẽ lăng mạ, tẩy chay trên mạng xã hội.

Qua những thông tin này, chương trình đã gửi đến chúng ta một thông điệp, "Mỗi người chúng ta hãy là người chia sẻ có trách nhiệm, cẩn trọng với mỗi phát ngôn, mỗi cái click chuột."

Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, tội làm nhục người khác có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; tội vu khống có thể phạt tù từ 1 đến 3 năm; gây rối loạn tâm thần hoặc làm nạn nhân tự sát có thể phạt tù từ 2 đến 5 năm.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://doanhnghieptiepthi.vn/chuyen-gia-canh-bao-ve-hien-tuong-livestream-voi-loi-le-nhuc-ma-ngay-cang-pho-bien-internet-cho-chung-ta-mot-hon-da-vo-dinh-ma-chung-ta-co-the-la-quan-toa-161211406060623192.htm

livestream


Cảnh giác chiêu lừa của người nước ngoài giả vờ mua hàng, đổi ngoại tệ
Thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.