Chú xem ôm bị tai biến và câu chuyện về lòng tốt ở Sài Gòn

Dưới trời Sài Gòn nắng như nung, người đàn ông với mái tóc pha sương, đầu đội chiếc nón bảo hiểm màu đen như trong bức ảnh được chia sẻ đang đứng cách tôi 50 m.

Những người Sài Gòn đó đến, chẳng cần xác nhận hay chứng minh, chỉ hỏi “Có phải chú Minh không?”, lúi húi trao tặng tấm lòng của họ, rồi hối hả trở về với công việc của mình.

Người Sài Gòn giúp đỡ chú xe ôm tai biến
Chú Minh, 60 tuổi bị tai biến, nhận được nhiều sự giúp đỡ của mọi người sau một status lan truyền trên mạng xã hội.

Trưa 11/4, tôi đọc được mẩu tin trên mạng xã hội về chú lái xe ôm bị tai biến một thời giúp công an phá án kèm số điện thoại, một hoàn cảnh đáng thương khác trong hàng trăm tự sự được chia sẻ ồ ạt mỗi ngày.

Nhưng có lẽ một phần vì sự cảm thông thường gặp, hoặc một phần bởi bị cuốn hút từ cách kể của người viết status, tôi quyết định tự tìm ra chú.

Dưới trời Sài Gòn nắng như nung, người đàn ông với mái tóc pha sương, đầu đội chiếc nón bảo hiểm màu đen như trong bức ảnh được chia sẻ đang đứng cách tôi 50 m.

Trong lúc đang loay hoay qua đường, một chị gái bỗng chạy xe máy đến hỏi: “Chú có phải chú Minh chạy xe ôm không?”.

Sau khi nhận được cái gật đầu của chú, chị ấy mở cốp lấy ra một phong bì nhỏ dúi vào tay chú: “con gửi cho chú mua thuốc”. Nói rồi, chị phóng xe đi. Và tôi biết, câu chuyện của chú đã không còn là một tự sự lẻ loi.

Chu xem om bi tai bien va cau chuyen ve long tot o Sai Gon hinh anh 1
Chú Nguyễn Ngọc Minh - người đàn ông lái xe ôm bị tai biến trong bài viết được chia sẻ rầm rộ. Ảnh: Hoài Thanh.

 Giúp đỡ không để lại tên

Chú Nguyễn Ngọc Minh, 60 tuổi, một bên môi bị lệch, tiếng nói méo và tai nghễnh ngãng, khuôn mặt phờ phạc ửng đỏ như say rượu, tất cả là do di chứng của hai lần tai biến.

Chú tiếp chuyện tôi bằng những cái gật đầu, những câu “ờ ờ” khó nhọc, nhưng ánh mắt thì hiền khô. Câu chuyện ngắt quãng vì chú liên tục mệt, phải ngồi thừ ra.

“Người ta vừa gọi bảo có người bên Úc cho ông vô 115 (bệnh viện - PV) nằm ông chịu không?”, một anh xe ôm chừng khoảng 35 tuổi tiến đến với chiếc điện thoại trên tay, nói lớn.

Một người xe ôm khác quay sang tôi. “Thằng đó là Biều, lái xe ôm chung trong tổ nhiều năm nay với ổng”. Anh Biều từ sáng phải nhận hàng chục cuộc điện thoại từ những người quanh Sài Gòn muốn giúp đỡ chú Minh. Nhiều năm qua, chú sống trong sự bao bọc, giúp đỡ của anh em xe ôm ở bệnh viện.

Và những tấm lòng Sài Gòn ấy cũng muôn hình vạn trạng. Những người Sài Gòn đó đến, chẳng cần xác nhận hay chứng minh, chỉ hỏi “Có phải chú Minh không?”, lúi húi trao tặng tấm lòng của họ, rồi hối hả trở về với công việc của mình.

Chu xem om bi tai bien va cau chuyen ve long tot o Sai Gon hinh anh 2
Cô gái trong ảnh đang hướng dẫn chú dùng chiếc smartphone cũ cô mang tặng và ngỏ ý bảo chú đăng ký lái xe dịch vụ.

 

Đó là anh chủ tiệm đồ chơi chân đi cà thọt, chạy đến ngỏ ý muốn thuê chú giao hàng cho khách dài dài nếu chú đủ sức.

Là 2 anh em nọ đến bắt chuyện với tôi và bảo có bệnh viện quốc tế sẽ khám, trị bệnh miễn phí cho chú. Sáng mai sẽ đến đưa chú đi khám.

Anh Andrew Dương - thành viên nhóm thiện nguyện “Bạn của người nghèo” sau khi đến thăm chú ngay hôm bài viết được chia sẻ đã quyết định đổi cho chú chiếc xe tốt hơn để có thể tiện đi lại.

Trong số hàng chục người đến hôm đó, hình như không mấy người để lại tên tuổi, thông tin gì. Có lẽ họ nghĩ: để lại làm gì?

Lòng tốt bao la, bao nhiêu là đủ?

Chỉ trong khoảng 3 giờ ngắn ngủi tôi đứng cùng chú, rất nhiều tấm lòng của mọi người đã đến chia sẻ, cả những lời hứa hẹn giúp đỡ cho chú.

Tuy nhiên, với những gì được chứng kiến thì điều quan trọng lúc này là sức khỏe của chú phải tốt hơn, chứ nếu như hiện tại thì “ngay cả dắt chiếc xe ông còn làm không nổi chứ nói gì chạy xe ôm” - anh Biều ngần ngại nói.

Trước mắt, có 2 bệnh viện ngỏ lời hỗ trợ mọi chi phí điều trị cho chú Minh dưới sự giúp đỡ của các mạnh thường quân, vậy nên sức khỏe của chú có khả năng sẽ cải thiện hơn bây giờ. 

Chu xem om bi tai bien va cau chuyen ve long tot o Sai Gon hinh anh 3
Rất nhiều người tìm đến mong được giúp đỡ chú. Ảnh: Hoài Thanh.             

Tôi chợt nghĩ về những trường hợp trước đây khi lòng tốt quá lan tỏa và đôi khi thờ ơ. Như câu chuyện về anh Ân đánh giày cùng chú chó mù thời gian trước, được chia sẻ rộng rãi và cũng có rất nhiều tấm lòng tìm đến giúp đỡ. Thế nhưng sự ồ ạt đó lại vô tình làm mất đi không gian yên bình vốn có của cả hai, chú chó mù tội nghiệp không được ngủ yên và anh Ân phải đem gửi bớt đồ quyên góp vì chỗ trú bé nhỏ của cả hai không đủ để chứa.

Tôi nửa lại nể phục những con người hào hiệp đã trao cho chú cả con cá và cần câu. Và tôi cũng tin một câu chuyện đẹp nên được tạm dừng ở đây, để chú Minh có thể tiếp tục cuộc sống bình thường của mình, không bị cuốn vào những thị phi mà mạng xã hội dễ mang lại. Sài Gòn là mảnh đất bao dung, nơi những con người có nghị lực, ham lao động sẽ không bao giờ bị bỏ lại.

Lòng tử tế của Sài Gòn không bao giờ thiếu, nhưng chẳng nên tặng quá thừa, đúng không?

Theo Zing


xe ôm

lòng tốt

tai biến


Trêu đùa để lại dép và giấy xin lỗi bố mẹ bên bờ kênh, 3 học sinh làm cả xã tá hỏa đi tìm
Phát hiện đôi dép cùng một mảnh giấy “con xin lỗi bố mẹ” để lại bên bờ kênh, hàng trăm người ở xã Sơn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đã tá hỏa xuống kênh nước tìm kiếm. Tuy nhiên, khi tìm hiểu đó chỉ là một trò đùa.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.