Chuyển cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng của Bộ Công an

Do bị nhiều người gọi điện, nhắn tin yêu cầu trả nợ, 2 thanh niên ở Bắc Giang đăng ký dịch vụ khiến các cuộc gọi từ “số lạ” vào máy mình tự động chuyển đến đường dây nóng của Bộ Công an.

Công an tỉnh Bắc Giang vừa làm việc với Hoàng Tuấn H. (SN 1989, ở huyện Sơn Động) và Nguyễn Đức Y. (SN 1990, ở huyện) do liên quan hành vi "Thu thập, sử dụng thông tin của tổ chức mà không được sự đồng ý theo quy định của pháp luật", theo Điều 102, Nghị định số 15/2020.

Chuyển cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng của Bộ Công an-1
Công an làm việc với người chuyển cuộc gọi đòi nợ tới đường dây nóng của Bộ Công an. Ảnh: Công an Bắc Giang.

Cuối tháng 12/2022, do cần tiền chi tiêu cá nhân nên anh H. vay tiền qua một số App trên điện thoại di động. Do chậm trả, anh cùng người nhà, bạn bè nhận nhiều cuộc gọi, tin nhắn đòi nợ từ nhiều số điện thoại lạ.

Tháng 2/2023, các cuộc gọi trên có tần suất nhiều hơn, gây ảnh hưởng xấu nên H. lên mạng tìm kiếm cách khắc phục. Anh ta thấy bài viết về việc chuyển hướng cuộc gọi đến số điện thoại đường dây nóng của Bộ Công an nên làm theo hướng dẫn. Từ đó, các "cuộc gọi lạ" đến số của H. được chuyển tới số của Bộ Công an.

Tương tự, Nguyễn Đức Y. cũng vay tiền qua App nhưng dù đã trả hết vẫn liên tục bị nhiều người nhắn tin, gọi điện đòi nợ. Anh Y. sau đó dùng dịch vụ chuyển cuộc gọi, khiến các số máy lạ gọi vào máy mình được chuyển đến đường dây nóng của Bộ Công an.

Nhà chức trách cho hay hành vi chuyển cuộc gọi của 2 người "làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiếp nhận, xử lý tin phản ánh qua đường dây điện thoại nóng".

Theo Dân trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://danviet.vn/chuyen-cuoc-goi-doi-no-den-duong-day-nong-cua-bo-cong-an-20230306132616643.htm?fbclid=IwAR3y1dOvp8p7AFlnsHURZsdjYzCDP-llVQGOkm40gRR9Zw_0clLoKZyG4qw

đòi nợ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.