- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cơm "độn" mì tôm và trưa hè giãn cách của lao động ngoại tỉnh ở Hà Nội: Những ngày "thảnh thơi" là những ngày đáng sợ nhất
Không thể về quê, cũng không có tiền để trang trải vì không có việc làm, nhiều lao động tự do ở Hà Nội đang phải oằn mình cảnh "sống tạm" bằng những bữa cơm "độn" mì. Mong mỏi duy nhất của họ lúc này là dịch bệnh sớm được khống chế.
Hà Nội đã trải qua 16 ngày giãn cách. Cũng ngần ấy ngày, họ - những lao động ngoại tỉnh bám công trường kiếm sống không rời khỏi căn nhà trọ ọp ẹp. Dịch bệnh đã "cướp" đi công việc của họ, đẩy họ vào thế tiến thoái lưỡng nan, bị "kẹt" lại đây trong cảnh túng thiếu.
Cuộc sống tạm của công nhân mắc kẹt ở Hà Nội do dịch Covid-19
Chúng tôi biết đến họ thông qua một nhóm tương trợ mùa dịch trên MXH. Mỗi ngày trong nhóm có tới hàng chục, hàng trăm tin nhắn, bài viết chia sẻ về hoàn cảnh khó khăn hiện tại. Về quê không được, ở lại cũng không xong vì thất nghiệp, họ đang phải chạy ăn từng bữa. Thu nhập từ công việc thường ngày vốn chỉ đủ ăn, giỏi thắt lưng buộc bụng lắm may ra mới dành dụm được chút ít, thì đến nay cũng đã cạn.
"Ráo mồ hôi là hết tiền", những ngày "thảnh thơi" là những ngày đáng sợ nhất!
Dưới cái nóng Hà Nội gần 40 độ, trong căn nhà trọ cấp bốn, một cặp vợ chồng trẻ đang cố gắng xoay sở lo cơm nước cho 23 người. Phần lớn họ là đàn ông, còn lại một vài phụ nữ và thanh niên trẻ tuổi. Lâu nay họ ăn ở cùng nhau như một gia đình lớn, trước khi thất nghiệp vì dịch, họ cùng làm thuê tại một số công trình xây dựng.
Thực đơn trưa nay có cơm "độn" mì tôm và một ít rau tự trồng ở bãi đất trống bên cạnh nhà trọ.
Trưa hè Hà Nội dường như oi bức hơn với những công nhân ở đây
Dịch bệnh cứ thế ập tới, chẳng cho ai thời gian chuẩn bị. Những công trình nơi họ làm việc buộc phải đóng cửa nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà người thì "mắc kẹt", người buộc phải bám trụ lại đây.
"Chúng em muốn về quê nhưng quê cũng không có việc, mà về vài ngày lại ra thì tiền đi lại cũng hết. Vì hy vọng sẽ có đồng công để trang trải, kiếm một chút gửi về cho con cái học hành. Bây giờ, trong túi chẳng có đồng nào, muốn về mà không có tiền, ở lại thì không sống nổi 2 bữa", một công nhân chia sẻ.
Trong số họ có cả những người phụ nữ
Theo người công nhân này, khó khăn bắt đầu từ hồi tháng 4 khi dịch bùng phát trở lại, công việc khi có khi không, tới nay thì hết hẳn. Nhiều người đã định về quê trước khi có lệnh giãn cách nhưng sau lại thôi, vì không có tiền. Ở đây họ dựa vào nhau mà sống, về quê cũng chẳng có việc để làm, càng khó khăn hơn.
Hiện tại họ đang phải sống trọ và những bữa ăn qua ngày
May mắn bên cạnh có khu đất để trồng rau
"Ở quê có hỗ trợ anh chị gì không, tiền hay gửi gạo, trứng lên chẳng hạn?", chúng tôi đặt câu hỏi. Đáp lại là nụ cười buồn của một người đàn ông lớn tuổi.
"Nếu ở quê mà có tiền gửi ra Hà Nội thì chắc chúng tôi chẳng cần cố bám trụ ở đây làm gì", ông nói và cho biết vợ con ở quê cũng muốn gửi lên chút gạo, nhưng các phương tiện vận chuyển lại không hoạt động nên đành chịu.
"Giờ chúng tôi chỉ hy vọng hết giãn cách lại có việc làm ngay".
Những đồ bảo hộ để lao động đã bị bỏ không từ rất lâu
Hành trang của họ chỉ là những chiếc ba lô chất đầy quần áo cũ
Trò chuyện với chúng tôi, người phụ nữ giới thiệu chị cùng chồng đứng ra "thu gom" các lao động ở quê ra Hà Nội làm cho hay, vì ảnh hưởng dịch bệnh, chủ thầu công trình cũng chưa thanh toán hết lương nên anh chị cũng bị ảnh hưởng theo. Hiện tại, chị cho biết bản thân 2 vợ chồng cũng đã không còn tiền để trang trải cho anh em.
Hà Nội giãn cách thêm 15 ngày, trong khi nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm đã cạn kiệt. Khó khăn lại càng chồng chất khó khăn với 23 con người ở đây.
Còn có rất nhiều người như họ ở ngoài kia
Câu chuyện ở xóm trọ nói trên chỉ là một trong rất rất nhiều hoàn cảnh khó khăn ở Hà Nội lúc này. Trên thực tế, xây dựng là một trong những nhóm ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. Công trình không thể thi công tiếp, từ chủ thầu cho tới người gom thợ đều lâm cảnh khó khăn.
Chỉ cần ngồi ở nhà và lượn một vòng MXH, sẽ không khó để bạn nghe thấy lời "kêu cứu" của những công nhân xây dựng, lao động tự do như 23 hoàn cảnh ở trên.
Không ỷ lại vào cộng đồng, những lao động này vẫn đang nương tựa lẫn nhau, cố gắng vượt qua khó khăn. Tuy nhiên trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, không biết họ có thể cầm cự được tới khi nào. Hơn bao giờ hết, họ đang rất cần sự hỗ trợ từ cộng đồng để vượt qua giai đoạn khắc nghiệt này.
Không có việc làm, những người đàn ông chỉ còn mong chờ vào đồng lương ít ỏi từ chủ thầu vẫn chưa trả
Giúp nhau thế nào để an toàn giữa mùa dịch?
Hiện nay, trên nhiều hội nhóm thiện nguyện tạo ra, trong đó có sự tham gia của rất nhiều mạnh thường quân và những người có lòng hảo tâm được lập ra thông qua mạng xã hội. Tuy nhiên, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Hà Nội siết chặt quản lý việc đi lại nên việc trực tiếp tiếp cận các hoàn cảnh khó khăn là không đơn giản.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Phan Huy Khôi - quản trị hội nhóm "Hà Nội - giúp nhau qua mùa dịch" trên Facebook cho biết, qua nắm bắt tình hình và bằng những kinh nghiệm của mình, anh Khôi kêu gọi chấm dứt các hoạt động từ thiện kiểu tự phát, tụ tập đông người. Các nhóm cũng rất nên hạn chế việc di chuyển phát quà.
"Chưa biết quà phát được bao nhiêu nhưng phát virus thì khả năng cao lắm ạ. Kính mong các nhà hảo tâm liên hệ với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) theo danh bạ dưới đây để phối hợp".
Anh Nguyễn Phan Huy Khôi chia sẻ thêm kinh nghiệm: "Các bạn có hoàn cảnh khó khăn có thể chủ động liên lạc với MTTQ địa phương, hoặc chính quyền nơi mình đang sinh sống để phản ánh tình hình, kêu cứu nếu khó khăn. Mỗi người chịu khó chịu khổ một tí ạ, để chúng ta vượt qua giai đoạn khó khăn này".
DANH BẠ ĐIỆN THOẠI ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM 30 QUẬN, HUYỆN TẠI HÀ NỘI Địa chỉ: 18B Lê Hồng phong, quận Ba Đình, TP Hà Nội Điện thoại: 38.452.823 2. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM QUẬN BẮC TỪ LIÊM Địa chỉ: Phòng 401,403 Tòa CT6B, Khu đô thị Kiều Mai, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 32.242.028 3. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM QUẬN CẦU GIẤY Địa chỉ: Số 18 ngách 68/39 đường Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 38.348.770 4. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM QUẬN ĐỐNG ĐA Địa chỉ: Số 279 Tôn Đức Thắng, P. Hàng Bột, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội Điện thoại: 35.335.858 5. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM QUẬN HÀ ĐÔNG Địa chỉ: Số 4, phố Minh Khai, phường Nguyễn Trãi, Hà Đông, TP Hà Nội Điện thoại: 33.554.845 6. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM QUẬN HAI BÀ TRƯNG Địa chỉ: Số 15 ngõ 295 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 36.270.035 7. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM QUẬN HOÀN KIẾM Địa chỉ: 42 Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 38.253.050 8. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM QUẬN HOÀNG MAI Địa chỉ: Phòng 301, Trụ sở Quận ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ quận Hoàng Mai. (Khu trung tâm hành chính quận, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, HN) Điện thoại: 36.421.819 9. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM QUẬN LONG BIÊN Địa chỉ: Số 1, phố Vạn Hạnh, KĐT Việt Hưng, quận Long Biên, TP Hà Nội Điện thoại: 36.501.175 10. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM QUẬN NAM TỪ LIÊM Địa chỉ: Số 127 Hồ Tùng Mậu, P. Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Điện thoại: 38.372.971 11. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM QUẬN TÂY HỒ Địa chỉ: Số 657 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, TP Hà Nội Điện thoại: 37.533.396 xin máy 239,240 12. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM QUẬN THANH XUÂN Địa chỉ: Số 9 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội Điện thoại: 38.585.876 13. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM THỊ XÃ SƠN TÂY Địa chỉ: Số 3, đường Trương Vương, P. Lê Lợi, Thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội Điện thoại: 33.832.109 14. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN BA VÌ Địa chỉ: Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội Điện thoại: 33.863.060 Fax: 33.961.037 15. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN CHƯƠNG MỸ Địa chỉ: Khu Bình Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội Điện thoại: 33.866.223 16. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN ĐAN PHƯỢNG Địa chỉ: Số 105 phố Tây Sơn, TT Phùng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội Điện thoại: 33.886.946 17. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN ĐÔNG ANH Địa chỉ: Tổ 2, Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội Điện thoại: 38.832.535 - 38.838.886; Fax: 38.832.535 18. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN GIA LÂM Địa chỉ: Số 6, phố Ngô Xuân Quảng, TT Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội Điện thoại: 38.276.508 19. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN HOÀI ĐỨC Địa chỉ: Thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội Điện thoại: 33.861.264 20. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN MÊ LINH Địa chỉ: Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội Điện thoại: 35.252.297 21. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN MỸ ĐỨC Địa chỉ: Thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội Điện thoại: 33.847.363 22. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN PHÚ XUYÊN Địa chỉ: Thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội Điện thoại: 33.792.398 - 33.854.018 23. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN PHÚC THỌ Địa chỉ: Thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội Điện thoại: 33.642.124 24. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN QUỐC OAI Địa chỉ: Thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội Điện thoại: 33.843.533 25. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN SÓC SƠN Địa chỉ: Số 2, đường Đa Phúc, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội Điện thoại: 38.840.281 26. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN THẠCH THẤT Địa chỉ: Số 4, Đường Chi Quan, thị trấn Liên Quan, Huyện Thạch Thất, TP Hà Nội Điện thoại: 0915913786 27. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN THANH OAI Địa chỉ: Số 135 Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội Điện thoại: 33.873.039 28. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN THANH TRÌ Địa chỉ: Số 12 Thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội Điện thoại: 38.615.385 29. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN THƯỜNG TÍN Địa chỉ: Huyện ủy Thường Tín, Thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, TP Hà Nội Điện thoại: 33.853.246 30. ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN ỨNG HÒA Địa chỉ: Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội Điện thoại: 33.882.388 |
Theo Nhịp Sống Việt
-
Thời sự21 giờ trướcTại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vừa xảy ra vụ việc bé gái 5 tuổi bị chó nuôi của gia đình cắn tử vong thương tâm.
-
Thời sự23 giờ trướcNgày 21/11, lãnh đạo UBND xã Krông Năng (huyện Krông Pa, Gia Lai) xác nhận, có vụ việc một em bé 4 tuổi nghi bị gã đàn ông hàng xóm xâm hại. Cơ quan chức năng đang xác minh, làm rõ.
-
Thời sự23 giờ trướcNhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.
-
Thời sự2 ngày trướcTheo người dân sinh sống ở các ngõ 127, 155 Nguyễn Trãi; 126, 144 đường Thượng Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội), việc dùng barie chặn xe là "cực chẳng đã" để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Thời sự2 ngày trướcCơ quan công an đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ 2 vợ chồng tử vong nghi bị thiêu sống bằng xăng
-
Thời sự2 ngày trướcSau khi được gia đình gửi tại trường mầm non, bé 4 tuổi được phát hiện cháu đã tử vong dưới hồ nước nhà dân, cách trường không xa.
-
Thời sự3 ngày trướcCơ quan khí tượng dự báo Hà Nội sắp hứng mưa, mưa rào và có thể có dông, trời chuyển lạnh từ đêm nay.
-
Thời sự3 ngày trướcSau cú va chạm với ô tô trên đường đê ở huyện Tiền Hải (Thái Bình), người phụ nữ đi xe máy bị hất văng xuống triền đê tử vong tại chỗ.
-
Thời sự3 ngày trướcNhóm học sinh lớp 8 Trường THCS Hiền Quan rủ nhau đi tắm sông, 5 em bất ngờ bị nước cuốn trôi mất tích.
-
Thời sự3 ngày trướcNguyễn Văn Vĩ quay lại quán nhậu, cầm dao lao vào đâm gục người đàn ông trước sự hoảng loạn của người xung quanh
-
Thời sự5 ngày trướcThi thể 2 học sinh lớp 7 mất tích khi tắm sông đã được tìm thấy và bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
-
Thời sự5 ngày trướcTài xế xe ô tô bán tải vượt ẩu khi qua cầu phao Phong Châu (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) được cơ quan chức năng xác định là ông N.H.H. (45 tuổi, trú tại xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông).
-
Thời sự5 ngày trướcNghe tiếng động mạnh, người dân sống gần khu vực chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TPHCM) chạy ra kiểm tra, phát hiện nam shipper tử vong, xe máy văng xa cách 20m.
-
Thời sự5 ngày trướcTriều cường đạt đỉnh vào chiều 16/11 khiến nhiều tuyến đường vùng trũng thấp ở TP.HCM ngập sâu, nước tràn cả vào nhà ảnh hưởng đến đời sống người dân.