- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Dân chê không ở, 2 khu tái định cư tiền tỷ thành nơi... chăn bò
Người dân không mặn mà với nơi ở mới, 2 khu tái định cư ở xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu và xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) bị tận dụng làm nơi chăn bò và phơi ván keo.
Khu tái định cư xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai hoàn thành từ năm 2012 không ai đến ở.
Năm 2012, dự án khu tái định cư xã Quỳnh Thắng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) có tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ đồng với diện tích 4,6 héc ta, do UBND huyện Quỳnh Lưu làm chủ đầu tư. Dự án hoàn thành, 54 hộ dân từ xã Quỳnh Thắng, hiện đang sống trong khu vực thường xuyên bị ngập nước ven hồ thủy lợi Vực Mấu, chuyển đến khu tái định cư này. Mỗi hộ dân sẽ được cấp 600m2 đất, bao gồm 400m2 đất ở, 200m2 đất sản xuất và được hỗ trợ di dời 20 triệu đồng.
Khu tái định cư xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu nay trở thành nơi phơi ván keo.
Tuy nhiên, đã qua 12 năm, bà con nơi đây vẫn không mấy mặn mà với chỗ ở mới. Các hạng mục như hệ thống đường nội vùng, mương thoát nước thải, đường điện sinh hoạt và nhà văn hóa cộng đồng ở khu tái định cư cũng vì thế mà dần hoang tàn, đìu hiu, cỏ dại mọc um tùm.
Khu tái định cư vốn được đầu tư hàng tỷ đồng cho các hộ dân sống trong vùng bị ngập nước giờ đây lại trở thành nơi chăn thả trâu bò và là điểm tập kết, phơi gỗ của một chủ xưởng mộc. Trong khi đó, nhà văn hóa cộng đồng thuộc khu tái định cư cửa đóng then cài, qua thời gian dài không sử dụng, tường lộ rõ vết nứt, mọc đầy rêu, xuống cấp.
Như nhiều hộ dân khác, ông Trần Xuân T., một hộ dân tái định cư ở xã Quỳnh Thắng, chia sẻ: "Chúng tôi không muốn di dời đến khu tái định cư vì khi chuyển đến nơi mới, chúng tôi phải phá dỡ toàn bộ tài sản cũ và chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất sản xuất nông nghiệp, trong khi mức hỗ trợ di dời lại quá thấp".
Khu tái định cư xã Quỳnh Trang nay là nơi chăn thả trâu, bò.
Chưa kể, đất ở của các hộ thuộc diện tái định cư đang ở nơi cũ rộng trên 200m2, được xây dựng nhà cửa kiên cố, thuận lợi canh tác các loại hoa màu nên chúng tôi không muốn đến nơi ở mới có diện tích đất không phù hợp. Vì vậy người dân làm giấy cam kết tự nguyện ở lại nơi cũ không vào nơi ở mới", ông T. giãi bày.
Theo ông T., và một số hộ hộ dân ở đây, để trụ lại trong vùng ngập lụt, nhiều hộ đã mua đất san lấp để nâng vườn, nâng nền nhà cao lên. Với giải pháp này, bà con lại càng không muốn đến khu tái định cư nữa.
Ông Lê Văn Nga, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thắng cho rằng, khu tái định cư bỏ hoang thời gian dài và rất lãng phí, xã đề xuất UBND huyện Quỳnh Lưu xem xét cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng dự án khu tái định cư sang dự án đất ở nông thôn theo hình thức định giá cho các đối tượng đủ điều kiện theo quy định pháp luật hoặc đấu giá đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu theo quy định của luật đất đai.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Dinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, đối với khu tái định cư xã Quỳnh Thắng, UBND huyện đang trình xin UBND tỉnh Nghệ An chủ trương chuyển đổi mục đích, đấu giá đất vừa tránh được lãng phí, vừa tạo được nguồn thu cho địa phương.
Khu tái định cư xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai hoàn thành từ năm 2012 không ai đến ở.
Tại thị xã Hoàng Mai, khu tái định cư xã Quỳnh Trang, cũng rơi vào tình trạng tương tự. Cả khu đất này là bãi đất trống không có ai đến sinh sống, cỏ và cây dại mọc um tùm, là nơi hàng ngày chăn thả trâu bò, một số diện tích của khu tái định cư được người dân tận dụng để sản xuất thùng nhựa. Hệ thống hạ tầng khu tái định cư đã xuống cấp như kênh thoát nước một số đoạn bị sập gãy.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nguyên nhân khiến người dân không mặn mà về ở tại khu tái định cư là vì quá nhiều bất tiện cho sinh hoạt, sản xuất. Ở đây, hạ tầng chưa đồng bộ, nước sinh hoạt chưa có, khu vực sát với đồi núi nên khoan nước rất khó khăn. Chưa kể nơi ở mới diện tích đất chật, không có đất để chăn nuôi, làm vườn, người dân phải bỏ ra khoản chi phí lớn xây dựng nhà mới trong khi tiền hỗ trợ di dời thấp.
Được biết, khu tái định cư xã Quỳnh Trang được xây dựng từ năm 2010, có tổng mức đầu tư trên 6 tỷ đồng, với diện tích rộng hơn 4 héc ta. Dự án hoàn thành, mục đích bố trí cho 66 hộ dân ở vùng ven sông Hoàng Mai thường bị ngập lụt do hồ Vực Mấu xả lũ. Ngoài được bố trí từ 300 - 400m2 đất để làm nhà, mỗi hộ dân được hỗ trợ 10-15 triệu đồng để di dời nhà đến nơi ở mới.
Lý giải về việc người dân "chê" khu tái định cư tiền tỷ, ông Lê Đăng Thăng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Trang chia sẻ, xã đã tổ chức lấy ý kiến vận động người dân bị ảnh hưởng ngập lụt sông Hoàng Mai di dời về khu tái định cư nhưng không ai lên do khu tái định cư này vẫn còn những bất cập như hạ tầng chưa hoàn thiện, diện tích đất ở và đất canh tác quá ít.
"Xã có văn bản kiến nghị với cấp trên có thể cho đấu giá quyền sử dụng đất, hoặc cho xã quản lý. Hiện nay xã đang quản lý về mặt hành chính, không cho các hộ dân sinh sống xung quanh cơi nới, lấn chiếm vào đất thuộc khu tái định cư", ông Thăng nói.
Theo Gia đình và xã hội
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự15 giờ trướcĐang trong tâm bão nhưng tới khoảng 21h ngày 7/9, bầu trời Hà Nội bỗng bừng sáng, gió lặng khiến nhiều người cho rằng bão đã đi qua.
-
Thời sự15 giờ trướcKhối lượng đất đá lớn từ trên đỉnh đồi sạt lở làm sập hoàn toàn căn nhà ở huyện Đà Bắc (Hòa Bình) lúc nửa đêm khiến 4 người chết và 1 người bị thương.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự15 giờ trướcSáng 8/9, sau khi bão Yagi đi qua, trung tâm Hà Nội ngổn ngang bởi hàng trăm cây xanh bật rễ, đổ chắn ngang lối đi. Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm cũng không thể hoạt động.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự16 giờ trướcThiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra khiến toàn bộ TP Hạ Long (Quảng Ninh) bị mất điện, người dân phải xoay sở mọi sinh hoạt trong màn đêm không ánh điện. Tối 7/9, tại thành phố này vẫn gió to, mưa lớn.
-
Thời sự17 giờ trướcMưa lớn, gió giật mạnh do cơn bão số 3 gây ra đã khiến hàng loạt cây xanh gãy đổ, nhiều ô tô bị cây đè khiến nhiều chủ xe lo ngại với thiệt hại tài sản của mình. Trong tình huống này, phía bảo hiểm sẽ bồi thường ra sao?
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự17 giờ trướcLiên tiếp nhiều vụ cây đổ vào ô tô khi bão số 3 tiến vào miền Bắc, nhiều chủ xe ô tô ở Hà Nội đã cùng nhau đỗ giữa đường, sát vào nhau nhất có thể để tránh hư hỏng cho tài sản của mình.
-
Thời sự19 giờ trướcTheo dự báo, bão số 3 sau khi đi vào đất liền đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Nhiều nơi có mưa to đến rất to, nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ quét ở nhiều khu vực.
-
Thời sự19 giờ trướcTâm bão Yagi quét qua Hà Nội tối 7/9 gây cảnh tan hoang với hàng loạt cây lớn bật gốc chắn ngang đường, biển quảng cáo, mái tôn... la liệt dưới đất, đè lên ô tô.
-
Thời sự20 giờ trướcĐội CSGT đường bộ số 3 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã kịp thời giải cứu tài xế ô tô bị cây đổ đè trúng khi đang lưu thông trong mưa bão.
-
Thời sự20 giờ trướcDự báo thời tiết ngày 8/9/2024, do ảnh hưởng từ áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 3), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to, riêng phía Tây Bắc Bộ có nơi lượng mưa tới 350mm.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự1 ngày trước16h chiều 7/9, bão số 3 Yagi đã ảnh hưởng rõ rệt ở Hà Nội, nhiều thời điểm có mưa lớn kèm theo gió giật mạnh khiến người đi xe máy không thể di chuyển, đành cố gắng đứng giữa đường giữ xe nhằm tránh ngã, đổ.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự1 ngày trướcTrong khi bão số 3 Yagi vào tới Quảng Ninh, Hải Phòng thì nhiều cây xanh và nhà mái tôn trên đường phố Hà Nội cũng bị đổ, sập. Lực lượng chức năng có mặt kịp thời dọn dẹp để đảm bảo an toàn giao thông.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự1 ngày trướcPhó Thủ tướng đánh giá bão số 3 là cơn bão rất mạnh, vì vậy các địa phương ven biển phải duy trì cấm đường, hạn chế tối đa người dân ra khỏi nhà đến sau 20h.
-
Bão Yagi - Bão số 3Thời sự1 ngày trướcĐầu giờ chiều nay, bão số 3 đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng với sức gió mạnh nhất cấp 13, giật cấp 16. Gió bão đã quật đổ nhiều cây lớn tại TP Hạ Long.