Di nguyện cuối cùng của người hiến hơn 5.000 cây vàng cho nhà nước là được dành toàn bộ tiền phúng viếng cho người nghèo

Chiều 13/11 tang lễ cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô sẽ diễn ra theo nghi thức cấp cao tại nhà tang lễ Bộ quốc phòng.

Chiều 13/11 tang lễ cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô sẽ diễn ra theo nghi thức cấp cao tại nhà tang lễ Bộ quốc phòng.

Chiều 13/11, tang lễ cụ Hoàng Thị Minh Hồ, vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô - người đã hiến tặng Nhà nước hơn 5.000 lượng vàng sẽ được tổ chức tại nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng từ 13h30 đến 15h, lễ truy điệu từ 15h đến 15h30. Lễ an táng diễn ra cùng ngày tại nghĩa trang Thiên đức Vĩnh Hằng Viên, xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

Gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ cho biết, lễ tang do MTTQ Việt Nam phối hợp với UBND Hà Nội tổ chức. Theo kế hoạch ban đầu, Đảng và Nhà nước trân trọng dành phần mộ cho cụ Hoàng Thị Minh Hồ ở nghĩa trang Mai Dịch. 

Di nguyện cuối cùng của người hiến hơn 5.000 cây vàng cho nhà nước là được dành toàn bộ tiền phúng viếng cho người nghèo - Ảnh 1.

Chiều nay tang lễ cụ Minh Hồ sẽ diễn ra tại nhà tang lễ Bộ quốc phòng.

Tuy nhiên, nguyện vọng của cụ và con cháu muốn cụ bà khi qua đời mộ phần sẽ ở bên cạnh cụ ông nên gia đình đã quyết định an táng ở nghĩ trang riêng của gia đình.

Được biết, gia đình cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, sẽ dành 1/2 tiền phúng viếng ủng hộ cho đồng bào bị thiên tai, số còn lại sẽ dành tặng quỹ khuyến học hoặc hỗ trợ trẻ em nghèo vượt khó theo di nguyện của bà. Lúc sinh thời, cụ Hoàng Thị Minh Hồ từng dặn, mong mọi người đến viếng không lãng phí mua vòng hoa.

Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ sinh năm 1914, ở Hàng Đào, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bà sinh ra trong một gia đình giàu sang, quyền quý. Bà là con gái của cụ Hoàng Đạo Phương, một nhà nho, một thương gia giàu có ở phố Hàng Đào.

Di nguyện cuối cùng của người hiến hơn 5.000 cây vàng cho nhà nước là được dành toàn bộ tiền phúng viếng cho người nghèo - Ảnh 2.

Ngôi nhà cụ Minh Hồ sinh sống trước khi qua đời.

Năm 18 tuổi, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ lập gia thất với ông Trịnh Văn Bô và được cha mẹ cho ở riêng tại nhà số 48 Hàng Ngang và kế thừa hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi. Vốn có tinh thần yêu nước, Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, ông bà Trịnh Văn Bô đã dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm nơi làm việc.

Hưởng ứng "Tuần lễ vàng" do Chính phủ phát động, gia đình thương nhân Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 5.147 lượng vàng và vận động giới công thương và nhân dân quyên góp được 20 triệu đồng Đông Dương và 370kg vàng.

Vào năm 2014, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cụ Trịnh Văn Bô, mừng đại thọ 100 tuổi của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ (1914 - 2014), Bộ Tài chính đã xuất bản cuốn sách "Doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam" nhằm vinh danh những công lao, đóng góp của gia đình với Đảng, Chính phủ và ngành Tài chính.

Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất UBND thành phố Hà Nội lấy tên cụ Trịnh Văn Bô đặt cho một con đường tại thủ đô để nhiều thế hệ sau vẫn còn nhớ tới nhà tư sản yêu nước.

Theo Thời Đại


tang lễ

tiền phúng viếng

hiến vàng cho Nhà nước

hiến tặng vàng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.