Đối với người suy thận phải chạy thận muốn duy trì cuộc sống họ phải dựa vào chiếc máy chạy thận.

Đối với người suy thận phải chạy thận muốn duy trì cuộc sống họ phải dựa vào chiếc máy chạy thận.

Đối với người suy thận phải chạy thận muốn duy trì cuộc sống họ phải dựa vào chiếc máy chạy thận.

Sau vài ngày xảy ra sự việc 18 người bị sốc, trong đó có 7 người tử vong khi chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, chúng tôi đã tìm đến xóm chạy thận tại ngõ 121, phố Lê Thanh Nghị (Hà Nội).

Ngay đầu con hẻm dẫn vào xóm chạy thận, từ quán nước cho đến hiệu cắt tóc, ở đâu cũng râm ran những lời bàn tán sau khi sự việc xảy ra ở Hòa Bình.

gap nhung nguoi trao cuoc doi cho chiec may chay than giua long ha noi - 1

Từ quán nước, đến quán cắt tóc ở xóm chạy thận, đâu đâu cũng chung một lo lắng khi sự việc xảy ra ở BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Đi vào từng phòng trọ, nghe tâm sự của những người hàng ngày phải sống chung với máy chạy thận chúng tôi mới thấy được, từ lâu trong lòng họ đã chất chứa những nỗi lo chứ không phải đợi đến lúc xảy ra sự việc.

Tính mạng treo trên từng chiếc máy

Bạn Lê Thị Oanh (sinh năm 1990, ở Ba Vì, Hà Nội), người đã 10 năm chạy thận tại Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: “Nghe thấy tin đó, em cảm thấy hãi hùng, không chỉ riêng em mà ở đây ai cũng đều lo lắng cả”.

Theo Oanh, dù mắc bệnh suy thận nặng, nhưng Oanh còn nhiều dự định trong cuộc sống vẫn chưa hoàn thành, vì thế khi biết tin những người đồng bệnh cùng chạy thận như mình tử vong Oanh cũng rất sợ.

“Những người suy thận như chúng em, cả cuộc đời phải sống dựa vào chiếc máy chạy thận, dù có muốn hay không muốn, dù có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa, vì chỉ có chiếc máy đó mới duy trì được cuộc sống của mình”, Oanh nói.

gap nhung nguoi trao cuoc doi cho chiec may chay than giua long ha noi - 2

Oanh đã từ chứng kiến những người tử vong trên giường bệnh khi chạy thận.

Oanh kể, trong 10 năm đi chạy thận Oanh đã chứng kiến ít nhất 2 người tử vong ngay trên giường bệnh, khi máy còn đang chạy.

“Lần thứ nhất đó là một bác hơn 50 tuổi, kim tiêm bị chệch khỏi cầu tay (một bộ phận dùng chạy thận) ngay lập tức bác ấy bị co giật và tử vong tại chỗ. Còn một lần nữa là một bác gái, không biết tử vong từ khi nào. Khi thấy máy dừng chạy, bác sĩ vào mở chăn ra thì bác đã đi rồi”, Oanh kể lại.

Nhưng bản thân Oanh dù đã chạy thận liên tục 10 năm chưa bao giờ gặp phản ứng hay sự cố nào cho bản thân.

Cuối cùng, chia sẻ về chặng đường phía trước, Oanh nhìn ra xa xăm và nói: “Phải chấp nhận thôi, cuộc đời chúng em treo lơ lưởng trên những chiếc máy rồi, chỉ khi nào rút kim tiêm, huyết áp ổn định thì mới biết mình còn sống”.

gap nhung nguoi trao cuoc doi cho chiec may chay than giua long ha noi - 3

Có những bạn trẻ đi chạy thận với đầy những lo lắng.

gap nhung nguoi trao cuoc doi cho chiec may chay than giua long ha noi - 4

Chỉ khi nào về nhà, ổn định huyết áp mới biết mình đã tạm an toàn.

"Suy thận mà không chạy thì chết"

Rời phòng trọ của Oanh, chúng tôi tìm đến một xóm trọ khác, tại đây chúng tôi gặp bác Hoài (64 tuổi, ở Nam Định), khi hỏi bác về sự việc rúng động vừa xảy ra, bác Hoài chia sẻ với nét mặt buồn rười rượi: “Bệnh nhân suy thận như chúng tôi không chạy thận sẽ chết ngay, thôi thì mình cứ chạy để khỏi bị chết trong đau đớn”.

Bác Hoài cho biết, ở tuổi của bác cái chết chẳng có gì đáng sợ, vì 10 năm chạy thận, vừa xa nhà, vừa là gánh nặng cho con cháu, nên bác Hoài luôn sẵn sàng đón nhận dù trong hoàn cảnh nào.

gap nhung nguoi trao cuoc doi cho chiec may chay than giua long ha noi - 5

Bác Hòai chỉ vào "chiếc máy" nhỏ cài trong cổ tay để chạy thận.

Còn bác Hoàng Thị Tư (57 tuổi) thì lạc quan chia sẻ: “Tôi đã nghe thông tin đó, nhưng không sợ vì tôi đang được điều trị ở một bệnh viện lớn, với máy móc hiện đại và luôn được kiểm tra, vì thế tôi rất yên tâm”.

Đồng thời bác Hoài cũng động viên người khác, không nên hoang mang, tập trung vào điều trị, có như vậy với mang lại kết quả như mong muốn.

Nhìn chung, sau khi xảy ra sự việc, những người hàng ngày đang phải sống nhờ vào chiếc máy lọc đều có những tâm tư của riêng mình, nhưng điểm chung của họ là nghèo và không hẹn ngày về. Nếu có ngày về thì đó là chuyến về quê định mệnh mà chẳng ai muốn chào đón.

Theo Khám phá



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.