Hà Nội nghiên cứu làn đường dành riêng cho xe đạp

Nhằm tăng cường đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc, Hà Nội yêu cầu các Sở, ngành thực hiện hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có nghiên cứu thí điểm làn đường dành cho xe đạp.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tăng cường bảo đảm trật tự, ùn tắc giao thông và chống ùn tắc giao thông, giai đoạn 2022-2025.

Nội dung kế hoạch đề ra hàng loạt giải pháp, như: Yêu cầu các cơ quan liên quan phải rà soát, bố trí các điểm đỗ xe tĩnh trong nội đô và trên địa bàn các quận; đầu tư hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình đảm bảo giao thông cho những người dễ bị tổn thương; nghiên cứu thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp.

Hà Nội nghiên cứu làn đường dành riêng cho xe đạp-1
Hà Nội sẽ nghiên cứu thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp nhằm tăng cường bảo đảm trật tự, ùn tắc giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2022-2025 (Ảnh minh họa).

Thành phố cho biết sẽ huy động mọi nguồn lực, đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch; đầu tư kết nối, khép kín các tuyến vành đai (tập trung nguồn lực hoàn thiện tuyến đường vành đai 3,5 và vành đai 4); các trục hướng tâm, các trục chính đô thị, các tuyến đường có tính liên kết vùng…

Hà Nội cũng yêu cầu đẩy nhanh phát triển mạng lưới giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận các đầu mối giao thông công cộng…) theo quy hoạch; tăng cường công tác giám sát đầu tư; chỉ phê duyệt đầu tư các khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu, quy định về bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các trục đường chính trong đô thị.

Về hạ tầng giao thông, theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ hệ thống đường trên địa bàn thành phố có tổng số chiều dài là 23.591km, trong đó có 105 tuyến cao tốc, quốc lộ với tổng chiều dài khoảng 1.185km; 1.002 tuyến chính ra vào thành phố, 235 tuyến đường trong các khu đô thị.

Hiện tổng số phương tiện do Công an TP Hà Nội đang quản lý (tính đến 14/5/2022) gồm 7,67 triệu phương tiện (trong đó có hơn 1 triệu ô tô, 6,4 triệu mô tô và hơn 179 nghìn xe máy điện; riêng số lượng xe đạp không được Sở này thống kê).

Hà Nội đặt ra mục tiêu từ 2022 đến 2025, hàng năm giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, số người bị thương; không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Đến năm 2030, giảm ít nhất 50% số người bị chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ so với năm 2020.

Trước đó, hồi tháng 3, Sở Giao thông vận tải đã đề xuất thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị Hà Nội với nhận định xe đạp công cộng sẽ đem đến cho người dân một "phương tiện hiện đại, thuận tiện, thân thiện", tăng khả năng kết nối vận tải hành khách công cộng.

Về kế hoạch phân làn cho các loại phương tiện, mới đây, Sở Giao thông vận tải đã thí điểm áp dụng dùng dải phân cách cứng phân làn ô tô, xe máy trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân).

Lý giải về động thái phân làn bằng dải phân cách cứng, ông Trần Hữu Bảo - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP Hà Nội cho biết, đường Nguyễn Trãi có mật độ ô tô, xe máy đông đúc, nhiều đường giao cắt dẫn đến thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Để giải quyết vấn đề này, Sở đã báo cáo TP cho thí điểm lắp đặt dải phân cách cứng tách riêng là ô tô, xe máy.

Theo Dân trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://dantri.com.vn/xa-hoi/ha-noi-nghien-cuu-lan-duong-danh-rieng-cho-xe-dap-20220905122136856.htm?fbclid=IwAR2ryf_7Gk1pJLFKu9FFutoc7CNo6sKY-27zHoIqJZ6VZ69SXUgmooQ4tA0

giao thông


Trêu đùa để lại dép và giấy xin lỗi bố mẹ bên bờ kênh, 3 học sinh làm cả xã tá hỏa đi tìm
Phát hiện đôi dép cùng một mảnh giấy “con xin lỗi bố mẹ” để lại bên bờ kênh, hàng trăm người ở xã Sơn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đã tá hỏa xuống kênh nước tìm kiếm. Tuy nhiên, khi tìm hiểu đó chỉ là một trò đùa.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.