Hai mẹ con cùng mắc bệnh hiểm nghèo chia nhau từng suất cơm, ròng rã nhiều năm bám bệnh viện giành giật sự sống

Mẹ mắc bệnh xơ gan độ 4. Con gặp chứng máu không đông suốt 13 năm. Suốt những năm qua, hai mẹ con người phụ nữ bất hạnh này chia nhau từng suất cơm cầm cự qua ngày bám bệnh viện để giành giật sự sống.

Hai mẹ con cùng mắc bệnh hiểm nghèo

Bệnh trở nặng, những cơn đau liên tiếp hành hạ, máu từ chân răng liên tục chảy khiến em Nguyễn Đại Sang (13 tuổi, trú thôn Nguyệt Áng, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) chỉ biết ngồi yên trên giường bệnh, tay ôm cái chậu nhỏ đựng đầy máu. Khuôn mặt em nhăn nhó, lấm lem vết máu, đôi mắt ngấm lệ thi thoảng lại ngước nhìn người mẹ như để cầu cứu. "Mẹ ơi con đau, con mệt lắm".

Rồi như đuối sức, Sang ngủ lả trên vai người mẹ.

Đặt con trai nằm xuống giường rồi vội vàng thu dọn những lớp giấy lau đầy máu, bà Nguyễn Thị Liếu (54 tuổi, mẹ của em Sang) thở dài khi nhắc đến số phận bất hạnh của con trai. Sinh được 15 ngày, Sang bị chảy máu vùng quanh rốn. Dù đã làm nhiều cách nhưng không thể cầm được máu, vợ chồng bà Liếu đưa con lên viện thì chết lặng khi nghe bác sĩ kết luận con trai mắc bệnh Von Willebrand (rối loạn đông máu).

Hai mẹ con cùng mắc bệnh hiểm nghèo chia nhau từng suất cơm, ròng rã nhiều năm bám bệnh viện giành giật sự sống-1
Sang được chẩn đoán mắc phải căn bệnh máu không đông.

"Bác sĩ nói đây là một căn bệnh hiểm nghèo có thể sẽ đeo bám con trai tôi suốt cuộc đời. Cũng từ đó, suốt 13 năm qua, sự sống của con phụ thuộc vào bệnh viện. Mỗi lần bệnh trở nặng thì máu từ tay, chân, chân răng cứ chảy liên tục. Con còn "đi ngoài" ra máu suốt nhiều ngày vì xuất huyết dạ dày. Cứ bình quân mỗi tuần con phải truyền máu một lần. Sống dựa vào máu của người khác.

Mỗi lần điều trị của con kéo dài 2 đến 3 tháng mới được về thăm nhà. Gần cả chục cái tết mẹ con tôi không về, đón tết ở bệnh viện. Nhìn con ngày nào cũng phải chiến đấu với đau đớn, với kim tiêm mà xót xa, bất lực", bà Liếu chia sẻ.

Hai mẹ con cùng mắc bệnh hiểm nghèo chia nhau từng suất cơm, ròng rã nhiều năm bám bệnh viện giành giật sự sống-2
Bà Liếu mắc bệnh hiểm nghèo vẫn cùng con giành giật sự sống.

6 năm trước, khi đang chăm con ở bệnh viện thì bà Liếu thấy đau bụng âm ỉ, ít ăn, ít ngủ, da vàng, đi khám thì bác sĩ kết luận bà bị xơ gan.

Hai mẹ con cùng mắc bệnh hiểm nghèo chia nhau từng suất cơm, ròng rã nhiều năm bám bệnh viện giành giật sự sống-3
Bà Liếu được chẩn đoán mắc bệnh xơ gan độ 4.

"Tôi bị xơ gan độ 4 rồi. Suốt nhiều năm qua tôi vừa chăm con, vừa nhập viện điều trị cho mình. Năm ngoái tôi bị sỏi túi mật nên phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Giờ cứ ăn thứ gì lạ bụng là tôi lại phải cấp cứu, bụng to bất thường, cấp cứu liên tục nhưng vẫn gắng ngượng để chăm lo cho con", bà Liếu thở dài.

Chia nhau từng suất cơm bám bệnh viện

Vợ chồng bà Liếu có với nhau 4 người con. Sang là con út trong gia đình và cũng chịu thiệt thòi, bất hạnh nhất khi mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Kinh tế trông chờ vào 2 sào ruộng, để có tiền trang trải cuộc sống, nuôi vợ con ốm đau, dù đã 63 tuổi nhưng ông Nguyễn Đại Sáo (bố em Sang) vẫn bươn chải làm thuê làm mướn khắp nơi. Ai thuê phụ hồ, phun thuốc sâu, thuốc cỏ… ông đều nhận làm.

Hai mẹ con cùng mắc bệnh hiểm nghèo chia nhau từng suất cơm, ròng rã nhiều năm bám bệnh viện giành giật sự sống-4
Suốt 13 năm qua, Sang kiên cường sống chung với căn bệnh hiểm nghèo.

Suốt 13 năm ôm con nằm viện, vợ chồng bà Liễu đã vay mượn số tiền trên 100 triệu đồng, đến nay không có khả năng chi trả, khó khăn chồng chất.

Hai mẹ con cùng mắc bệnh hiểm nghèo chia nhau từng suất cơm, ròng rã nhiều năm bám bệnh viện giành giật sự sống-5
Gia đình em Sang là hộ nghèo triền miên của xã.

"Nhìn hoàn cảnh 2 mẹ con bà Liếu tội nghiệp lắm. Bà ấy dù bệnh tật, uống thuốc nhiều hơn cơm nhưng vẫn nhịn bữa sáng suốt, chỉ mua cho con ăn. Bữa trưa, bữa tối bà ấy chỉ mua một suất cơm rồi xin thêm ít cơm nữa. đợi con trai ăn xong bà ấy mới ăn những gì còn lại. Nhiều người thấy thương nên thi thoảng mua cho mẹ con bà cái bánh mì, suất xôi.

Nhiều lần nhìn cháu Sang nôn toàn máu mà thương lắm. Muốn giúp nhưng nhà tôi cũng cùng cảnh ngộ, cũng khó khăn nên không thể giúp được gì", chị Nguyễn Hiền (người nhà chăm sóc bệnh nhi bên cạnh) chia sẻ.

Hỏi đến ước mơ của mình, Sang ngước khuôn mặt mệt mỏi, lấm lem vết máu đáp, "cháu ước khỏe mạnh để được về đi học, để trở về nhà. Cháu nhớ nhà, nhớ bố lắm. Cháu muốn về nhà để mẹ có được ăn bữa cơm no. Ở viện, mẹ toàn phải ăn cơm thừa của cháu.

Cháu ước khỏi bệnh để sau này đi học nghề cắt tóc kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ nữa. Mẹ dù bị ốm nặng nhưng vẫn phải chăm sóc cho cháu. Cháu thương mẹ rất nhiều nhưng không thể làm gì giúp mẹ được".

Hai mẹ con cùng mắc bệnh hiểm nghèo chia nhau từng suất cơm, ròng rã nhiều năm bám bệnh viện giành giật sự sống-6
Sang ước khỏe mạnh để mẹ trở về nhà, mẹ được ăn những bữa cơm no.

Ông Nguyễn Đại Tân (trưởng thôn Nguyệt Áng, xã Tân Ninh) chia sẻ, gia đình bà Liếu là hộ nghèo triền miên của xã. Cả 2 mẹ con bà Liếu đều mắc bệnh hiểm nghèo không tiền chữa trị. Bản thân ông Sáo đã lớn tuổi nhưng vẫn bươn chải làm thuê làm mướn khắp nơi. Con cái cũng không có công ăn việc làm ổn định. Sự sống cũng như tương lai của mẹ con bà Liếu đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người.

Mọi giúp đỡ cho mẹ con em Sang xin gửi về địa chỉ: em Nguyễn Đại Sang, phòng 412, khoa Nhi tổng hợp lâm sàn, bệnh viện Trung ương Huế.

Hoặc qua STK của bà Nguyễn Thị Liễu (mẹ bé Sang): 3803205133397, ngân hàng Agribank. ĐT: 0377035617.

Trân trọng cảm ơn!

 

Theo Pháp luật và bạn đọc 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/hai-me-con-cung-mac-benh-hiem-ngheo-chia-nhau-tung-suat-com-rong-ra-nhieu-nam-bam-benh-vien-gianh-giat-su-song-162222404195659332.htm

bệnh hiểm nghèo

hoàn cảnh khó khăn


Danh tính kẻ cướp xe ô tô, đánh tử vong người dân ở Hà Nội
Sau khi sử dụng ma túy, Ma Vũ Duy gây ra 2 vụ trộm cắp xe ô tô của người dân ở tỉnh Thái Nguyên và Hà Nội. Chưa dừng lại đó, do ảnh hưởng của ma túy, Duy cởi quần áo đi bộ trên đường. Khi bị người dân truy đuổi, đối tượng chạy vào nhà dân và dùng xẻng tấn công khiến một người tử vong.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.