Hành trình của bé trai bị bỏ 3 ngày dưới hố ga: Sao mẹ không cho con manh áo?

Nhìn lại hành trình giành giật sự sống cho bé An, mọi người ai cũng nhận xét, để sống được, cháu bé đã quá kiên cường.

"Sao không cho con cái tã hay manh áo?"

Mới đây, thông tin một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi dưới hố gas giữa trời nắng nóng trên 40 độ C trong 3 ngày, sau đó được người dân phát hiện và đưa đi cấp cứu khiến nhiều người xót xa. Tối ngày 8/6, bé trai được chuyển xuống Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cấp cứu với cái tên Nguyễn Văn An - đây là cái tên được những người cứu sống bé đặt cho với mong muốn mọi thứ sẽ bình an đến với cháu.

Tại bệnh viện, cháu An được thăm khám và đang tiếp tục được điều trị tình trạng nhiễm trùng, viêm ruột (bệnh nhân cần nuôi dưỡng hoàn toàn qua dường tĩnh mạch). Ngay khi thông tin bé An được chia sẻ, chỉ trong vòng vài tiếng nhiều nhà hảo tâm đã không quản nắng nóng đến viện ủng hộ giúp cháu bé điều trị.

Hành trình của bé trai bị bỏ 3 ngày dưới hố ga: Sao mẹ không cho con manh áo?-1
Những nhà hảo tâm đến khoa Sơ sinh - Bệnh viện Xanh Pôn ủng hộ cháu Nguyễn Văn An.

Giờ đây, sự sống của bé An đã được đảm bảo với điều kiện chăm sóc tốt nhất tại bệnh viện. Để có được điều đó, ít ai biết rằng rất nhiều người phải chạy đua với thời gian, giành giật sự sống cho bé An với nhiều cung bậc cảm súc khác nhau.

Từ ngày 6/3, người dân ở gần ngôi miếu nhỏ xã Thanh Mỹ (Sơn Tây, Hà Nội) nghe tiếng giống trẻ khóc, nhưng ai cũng nghĩ đó là tiếng mèo kêu nên không để ý. Ngày 7/6, tiếng khóc vẫn còn nhưng ít hơn và yếu ớt rồi im bặt. Cho đến chiều ngày 8/6, tiếng khóc không còn thành tiếng, mà nó giống tiếng rên rỉ.

Thấy bất thường, một cô gái trẻ sống gần nơi cháu bé bị bỏ rơi mới đi tìm và bất ngờ phát hiện bé trai nằm dưới hố gas. Quá sợ hãi, cô gái trẻ chạy về gọi mẹ, rồi hai mẹ con vừa báo chính quyền vừa ôm bé trai chạy ra trạm y tế nhờ can thiệp.

Hành trình của bé trai bị bỏ 3 ngày dưới hố ga: Sao mẹ không cho con manh áo?-2

Bé An đang được chăm sóc bằng tất cả sự yêu thương của mọi người.

Chị Nguyễn Thị Phương Thảo (cán bộ văn hóa xã Thanh Mỹ) - người theo bé An trên mọi hành trình để lo thủ tục mỗi khi cần - chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên địa phương có trường hợp trẻ bỏ rơi thương tâm như vậy”.

Chị Thảo nghẹn ngào khi nhớ lại khoảnh khắc tiếp nhận bé An: “Khi xuống trạm y tế nhìn thấy bé tôi xót xa lắm. Là người mẹ sinh con ra mà làm như vậy thì ác quá.

Nhiều trường hợp trót dại, khi sinh con ra ít nhất họ cũng cho con được cái tã, manh áo. Đây bé lại không có một cái gì, lại đặt ở hố gas. Thật sự với tôi cháu bé rất kiên cường”.

Trước khi bị bỏ ở hố gas, cháu bé được chăm sóc, cho ăn

Tại trạm y tế xã Thanh Mỹ, điều dưỡng Thắm là người tiếp nhận bé An đầu tiền. Nhìn thấy đứa bé đỏ hỏn, điều dưỡng Thắm thoáng có chút giật mình. Sau đó, chị nhanh chóng đón bé An vào lòng, khám đánh giá tình trạng sức khỏe.

Hành trình của bé trai bị bỏ 3 ngày dưới hố ga: Sao mẹ không cho con manh áo?-3

Bé An đã trải qua hành trình kỳ diệu.

“Khi đến trạm y tế bé vẫn khóc tốt, thở tốt. Cháu không mảnh vải che thân, cơ thể bẩn lắm, trên người có nhiều ruồi bọ. Thấy các chỉ số sinh tồn của bé ổn chúng tôi mới tắm, lau bớt ruồi bọ ở mắt, nách, rốn…  rồi chuyển ra Bệnh viện Sơn Tây, sau đó đến thẳng Bệnh viện Xanh Pôn”, điều dưỡng Thắm kể lại.

Tại Bệnh viện Xanh Pôn, điều dưỡng Thắm vẫn luôn bế bé An trên tay, kể cả khi bác sĩ soi tai, mũi để lấy nốt số dòi bọ ra ngoài cơ thể bé. 23 giờ đêm, sau khi bé được chuyển vào khoa Sơ Sinh, điều dưỡng Thắm mới yên tâm trở về nhà.

“Tôi theo cháu cả hành trình vì thương cháu, muốn làm gì đó tốt nhất cho cháu. Nắng nóng vậy mà bé nằm 3 ngày còn chịu được, mình mệt mỏi chút có sao đâu”, điều dưỡng Thắm nói.

Hành trình của bé trai bị bỏ 3 ngày dưới hố ga: Sao mẹ không cho con manh áo?-4Hành trình của bé trai bị bỏ 3 ngày dưới hố ga: Sao mẹ không cho con manh áo?-5

Điều dưỡng Thắm theo bé An suốt hành trình giành lại sự sống.

30 năm làm nghề, điều dưỡng Thắm đã gặp nhiều trẻ bị bỏ rơi. Thế nhưng, đây là lần đầu tiên chị gặp trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ dưới hố gas, không mảnh vải che thân, dòi bọ bu đầy người. “Cháu bị dòi bọ ăn vào tai, mắt, rốn như vậy sẽ đau đớn lắm. May mắn là trời không mưa, nếu mưa nước tràn vào thì có lẽ không ai biết có sự tồn tại của cháu”, điều dưỡng Thắm đau xót nói.

Với kinh nghiệm của mình, điều dưỡng Thắm cho rằng có thể cháu bị bỏ ngoài hố gas 3 ngày, nhưng cháu được sinh trước đó, chứ không phải 3 ngày tuổi. “Tôi cho rằng cháu sinh được khoảng 7 ngày vì rốn cháu đã rụng. Trước đó cháu đã được bú, được ăn rồi mới bị bỏ lại”, nữ điều dưỡng nói.

Vụ việc đang được tiếp tục làm rõ.

Theo Thoidaiplus.giadinh.net.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/hanh-trinh-cua-be-trai-bi-bo-3-ngay-duoi-ho-gas-sao-me-khong-cho-con-manh-ao-d239552.html

bé sơ sinh

trẻ bị bỏ rơi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.