Hiệp sĩ đường phố, ai bảo vệ các anh?

Nhìn những giọt nước mắt của người nhà Nam hay hình ảnh bé Đạt thẩn thờ chưa tin cha mình mất, tôi tự hỏi: Các anh hy sinh để bảo vệ người khác, vậy ai bảo vệ các anh?

Nhìn những giọt nước mắt của người nhà Nam hay hình ảnh bé Đạt thẩn thờ chưa tin cha mình mất, tôi tự hỏi: Các anh hy sinh để bảo vệ người khác, vậy ai bảo vệ các anh?
 

Chân dung nhóm 'hiệp sĩ' Sài Gòn bị tấn công trong vụ trộm SH

Tối 13/5, vụ đuổi bắt nhóm trộm xe trên đường Cách Mạng Tháng 8, quận 3, TP.HCM, đã lấy đi sinh mạng của 2 "hiệp sĩ" đường phố thuộc Đội hiệp sĩ quận Tân Bình, là anh Nguyễn Hoàng Nam và Nguyễn Văn Thôi. Trưởng nhóm là ông Trần Văn Hoàng (ngoài 50 tuổi) vẫn đang được cấp cứu tại Bệnh viện 115 cùng 3 hiệp sĩ khác.

Vụ việc gây chấn động dư luận, sự ra đi của hai anh để lại nỗi đau quá lớn với gia đình, người thân. Ngươi dân cả nước xót thương trước hành động vì nghĩa quên thân của các anh.

“Đau xót quá. Những đóng góp của các anh vào việc giữ gìn sự bình yên cho xã hội khá nhiều nhưng cũng đồng nghĩa với việc những đau thương mất mát mà các anh phải chịu cũng không ít. Mong các anh ra đi thanh thản”, một độc giả bày tỏ cảm xúc khi hay tin.

'Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng'

Ông Trần Văn Hoàng, Trưởng nhóm Đội hiệp sĩ quận Tân Bình đang nằm cấp cứu sau vụ việc tối 13/5 có hơn 500 lần bắt cướp .

Rời quê hương Bình Định vào TP.HCM lập nghiệp, ông Trần Văn Hoàng làm đủ loại việc từ đạp xích lô, chạy ba gác trước khi dừng lại ở nghề xe ôm. Nhiều người dân Sài Gòn biết đến ông là một "hiệp sĩ đường phố" khi đã có nhiều năm hành hiệp trượng nghĩa, chuyên bắt những kẻ cướp giật, giúp người bị nạn. Năm 2014, ông được vinh danh “Gương sáng phố phường”.

Hiep si duong pho, ai bao ve cac anh? hinh anh 1
Hàng đêm, ông Trần Văn Hoàng đều rong ruổi khắp các con đường để theo dõi các đối tượng khả nghi. Ảnh: Nguyễn Quang.

Mỗi lúc rảnh rỗi, ông lại mang theo chiếc gậy tự chế chạy khắp các con đường nội và ngoại thành để theo dõi những kẻ có dấu hiệu cướp giật. Ông Hoàng tự bỏ tiền túi sửa sang lại chiếc xe wave cũ của mình, vừa để chạy kiếm cơm, vừa làm công cụ truy đuổi kẻ xấu.

Nhiều năm xả thân, những tưởng niềm tự hào của ông Hoàng là những tờ giấy công nhận, những tấm bằng khen. Nhưng hạnh phúc của ông chỉ đơn giản là có được những người cộng sự cùng chung chí hướng trong nhóm hiệp sĩ Tân Bình.

Những thành viên trong nhóm của ông có người làm nghề sửa xe, có người phụ quán cơm, có người làm nhân viên đưa thư nhưng cứ hễ có thời gian rảnh là lại cùng nhau đi tuần tra khắp mọi nẻo đường.

Đó cũng là tình cảnh chung của các nhóm "hiệp sĩ đường phố". Họ làm đủ ngành nghề, không trải qua một trường lớp đào tạo nào nhưng vì muốn làm việc giúp người, có máu liều nên những thành viên này đã thầm lặng phá hàng trăm vụ cướp giật trên đường phố.

Hàng ngày, họ chia thành nhiều tốp “tuần tra” trên các tuyến đường, địa bàn trọng điểm nạn cướp giật. Khi phát hiện đối tượng khả nghi, họ có mặt bắt quả tang và giao cho công an xử lý.

Cuộc sống khó khăn, tự bỏ tiền hoạt động, bữa cơm hiếm khi đủ mặt gia đình, nhưng với những "hiệp sĩ", niềm vui của họ chính là góp phần giữ gìn trật tự, an toàn cho xã hội.

Đối mặt nguy hiểm

Năm 2012, Lâm Hiếu Long (Trưởng đội săn bắt cướp TP.HCM) từng suýt mất mạng, nhập viện với vết thương đâm thấu bụng khi tham gia làm "hiệp sĩ".

Năm 2014, anh Lê Văn Tân, “hiệp sĩ” Đội phòng chống tội phạm phường Phú Hòa, Bình Dương phải nhập viện cấp cứu vì chấn thương sọ não khi bám theo đối tượng giật dây chuyền và bị tai nạn.

Tháng 5/2017, hiệp sĩ Nguyễn Văn Minh Tiến bị phơi nhiễm HIV do truy bắt cướp, tay bị trầy xước nên dính máu của nghi phạm nhiễm HIV. Anh chia sẻ mình đã rất nhiều phen gặp nguy hiểm do tai nạn giao thông hay bị trả thù.

Đó chỉ là vài trong số rất nhiều hiểm nguy mà những "hiệp sĩ đường phố" phải đối mặt. Thế nhưng, đối với họ, đã sợ thì không làm. Làm công việc này không tránh khỏi bị kẻ xấu trả thù, có vài ba vết thương trên người.

Hiep si duong pho, ai bao ve cac anh? hinh anh 2
"Hiệp sĩ" Lâm Hiếu Long, chủ trang Facebook "Đội săn bắt cướp TP.HCM". Ảnh: NVCC.

"Nhiều khi nghe vợ con than phiền, tôi cũng muốn bỏ công việc để về làm một ông xe ôm bình thường như bao người khác nhưng ngẫm lại cái nghề là cái nghiệp nên phải gắn bó", ông Trần Văn Hoàng từng nói trong một bài phỏng vấn.

Chiều 14/5, tại Bệnh viện 115, sức khỏe ông Hoàng đã qua cơn nguy kịch, dần ổn định. Một độc giả đến thăm và chia sẻ rằng dù vẫn còn đeo ống thở nhưng ông Hoàng vẫn nói: "Khỏe lại, anh vẫn đi bắt cướp".

Trong khi đó, tại quê nhà ở Định Quán - Đồng Nai, linh cữu của đồng đội ông Hoàng - "hiệp sĩ" Nam, được đưa về, nhiều người thân ngã quỵ trước nỗi đau quá lớn. 

"Nó mê cái nghề này lắm, nói bỏ mà có bỏ được đâu", mẹ anh Nam nói trong nước mắt khi nhận thi thể con trai.

Nam hưởng dương 28 tuổi. Bỏ lại cha mẹ già, người bạn gái mà chỉ mấy tháng nữa thôi sẽ thành vợ của mình.

Nhìn những giọt nước mắt của người nhà Nam hay hình ảnh bé Đạt (con trai anh Thôi) thẩn thờ chưa tin cha mình mất, tôi tự hỏi: Các anh cứ hi sinh để bảo vệ người khác, vậy ai bảo vệ các anh?
 

Theo Zing


2 hiệp sĩ bị đâm tử vong

Hiệp sĩ Sài Gòn

hiệp sĩ đường phố


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.