Sau nhiều năm gây tranh cãi về nghi thức chém lợn, sáng mùng 6 Tết, dân
làng Ném Thượng (Bắc Ninh) lần thứ hai tiến hành dựng rạp "hành quyết"
kín và tăng cường an ninh.
Sáng 2/2 (mùng 6 Tết), lễ hội chém lợn truyền thống làng Ném Thượng (phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh) diễn ra như thường lệ.
Lễ hội này từ lâu đã trở thành nét văn hoá
của người dân làng Ném Thượng, nhằm tưởng nhớ vị Thành hoàng làng (sứ
quân Nguyễn Thủ Tiệp hoặc tướng quân Đoàn Thượng) năm xưa chém lợn nuôi
quân, đồng thời cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
8h sáng, nghi lễ rước lợn quanh làng trước
giờ chém tế thần. Trước đó nhiều tháng, dân làng đã chọn những con lợn
giống và người chủ hợp tuổi, có gia cảnh tốt để giao nhiệm vụ chăn nuôi,
chờ đến ngày khai đao. Do tôn thờ ngày lễ long trọng này, người dân gọi
con lợn là "ông ỉn".
Gia đình anh Nguyễn Văn Chín được lựa chọn là một trong hai gia đình ở tuổi 49, để nuôi "ông lợn".
Gia đình anh Nguyễn Đăng Lực chăm sóc “ông ỉn” từ rằm tháng tám tới nay. Ban đầu lợn nặng 25 kg, đến ngày tế lễ đạt 170 kg.
Đoàn rước đi đến đâu, người dân từ trong
nhà ven đường đổ xô ra thả tiền vào thùng cầu may mắn cho năm mới và mời
chào các thành viên trong đoàn rước ăn bánh kẹo, thịt hoặc nhắm rượu.
Có nhà bày cả lễ cùng hương khói nơi “ông ỉn” đi qua.
Chú lợn đi đến đâu được dân làng mừng tuổi đến đấy.
Trong lúc lợn được rước quanh làng, tại
đình, hàng rào thép được dựng lên ngăn cách khu vực tiến hành nghi lễ
chém lợn với nơi người dân đứng xem.
Công an xã và dân phòng được huy động tối đa để bảo vệ nghi lễ khai đao.
Những người không có nhiệm vụ không được vào nơi "hành quyết".
Khi lợn được rước về đến sân đình, hai đao phủ vào đình làm lễ nhận "vũ khí".
Anh Nguyễn Thanh Tuấn (57 tuổi) là một trong hai người được lựa chọn làm nhiệm vụ "hành quyết" các "ông ỉn".
Sau đó, hai chú lợn được đưa vào nơi thực hiện màn "hành quyết".
Công an siết chặt người ra vào khu vực làm lễ.
Đội an ninh tăng cường vòng trong vòng ngoài, không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy.
Bên trong ban tổ chức làm cỗ ngọc tế thành,
bên ngoài diễn ra các hoạt động múa lân, múa võ sôi động. Cỗ ngọc sau
khi được dâng lên cúng lễ sẽ được chia lộc cho các cụ cao niên và khách
thập phương, phần còn lại được chia cho các suất đinh trong làng.
Trước đó, từ đầu năm 2015, Sở VH-TT&DL Bắc Ninh đã có văn bản gửi
UBND tỉnh Bắc Ninh kiến nghị đổi tên lễ hội “Chém lợn” ở làng Ném
Thượng thành lễ hội “Rước lợn”.
Theo đó, văn bản này đề nghị: Lấy ý kiến cộng đồng dân cư về việc đổi
tên lễ hội “Chém lợn” thành lễ hội “Rước lợn” từ mùa lễ hội năm 2015.
Đồng thời thực hiện tốt việc tế, rước, lễ theo nghi thức truyền thống.
Điều chỉnh tục chém lợn ở giữa sân đình vào một khu vực dành riêng để
làm cỗ ngọc tế thánh, và hạn chế cơ bản được tình trạng người dân dùng
tiền nhúng vào máu lợn.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh còn cho biết UBND sẽ yêu cầu Sở
VH-TT&DL Bắc Ninh phải cử người giám sát lễ hội chém lợn, để lễ hội
không diễn ra ở giữa sân đình, trước sự chứng kiến của nhiều người mà
chỉ diễn ra trong khu vực phía sau sân đình, có ít người được chứng
kiến.
Lãnh đạo xã, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nói rằng Lương y Võ Hoàng Yên chưa từng về địa phương phát quà cứu trợ cho người dân sau lũ lịch sử tháng 10/2020.
Chiếc ô tô sau khi đi đến hầm chui Thanh Xuân bất ngờ tông vào xe máy đi phía trước rồi bỏ chạy. Vụ tai nạn khiến 2 người bị thương, chiếc xe máy văng ra xa bốc cháy dữ dội.
Một nam thanh niên đang dừng xe đứng một chỗ, thậm chí có phần nép về phía tường ngôi nhà bên đường nhưng anh vẫn bị một người phụ nữ chạy xe máy đâm trúng.
Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.