- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lập biên bản vì con không tiêm vắc xin Covid-19: ‘Mọi hành vi cưỡng chế đều sai’
Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh số ca nhiễm, ca nhập viện tăng, tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19 rất cần thiết tuy nhiên việc này phải dựa trên sự tự nguyện của người dân.
UBND phường Trần Phú, TP Móng Cái, Quảng Ninh vừa gây xôn xao dư luận khi lập biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực y tế đối với một số phụ huynh vì không cho con đi tiêm chủng vắc xin Covid-19 đầy đủ.
TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng tiêm chủng miền Bắc cho biết, việc hoàn thành đủ mũi vắc xin Covid-19 không chỉ có tác dụng bảo vệ những người được tiêm, còn hạn chế khả năng lây nhiễm của người mắc bệnh sang cho người khác do thời gian đào thải virus ngắn hơn, hồi phục nhanh hơn và miễn dịch tạo ra cũng mạnh mẽ hơn, hạn chế tái nhiễm. Trong bối cảnh số ca nhiễm tăng, ca nhập viện tăng, việc tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19 càng khẳng định giá trị.
Tuy nhiên về câu chuyện lập biên bản vi phạm hành chính đối với các phụ huynh không cho con đi tiêm đủ vắc xin Covid-19, TS Phạm Quang Thái, khẳng định, quyết định trên của UBND phường Trần Phú là sai.
“Chỉ nên vận động, tuyên truyền, mọi hành vi cưỡng chế đều sai trong trường hợp này”, TS Thái nói với VietNamNet.
Biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực y tế của UBND phường Trần Phú, TP Móng Cái (Ảnh: Cổng thông tin TP Móng Cái)
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội cũng thông tin, từ trước đến nay, chưa có hướng dẫn, quy định nào của cơ quan phòng chống dịch yêu cầu hay bắt buộc mọi người phải tiêm vắc xin Covid-19.
“Chúng ta chỉ vận động, khuyến khích người dân tiêm vắc xin. Trường hợp trẻ không tiêm và lập biên bản vi phạm hành chính là không đúng với tình hình dịch hiện nay”.
PGS.TS Hùng phân tích dịch bệnh cơ bản đã được khống chế, biến chủng Omicron lây lan nhanh nhưng phần lớn ca bệnh đều triệu chứng nhẹ, không để lại bệnh cảnh lâm sàng nặng. Đối tượng trở nặng tập trung ở người già, người suy giảm miễn dịch…
PGS.TS này cũng nhận định, vắc xin phòng Covid-19 được đánh giá có tác dụng trong vấn đề giảm tỷ lệ mắc bệnh nặng, tử vong tuy nhiên thực tế trong phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả không quá cao. “Số người tiêm và số người không tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ mũi 3, 4 tỷ lệ mắc không khác biệt. Điều này cho thấy hiệu quả phòng ngừa không khác biệt nhiều”, PGS.TS Hùng nói.
“Vì vậy việc lập biên bản trên không đúng quy định pháp luật về phòng chống dịch. Quy định địa phương phải dựa trên quy định của quốc gia, không nên dùng biện pháp quá hà khắc ảnh hưởng đến tâm lý người dân”, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng khẳng định.
Cũng theo Phó chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội hiện ca mắc tăng, cả nước ghi nhận khoảng vài nghìn ca mỗi ngày, hầu hết đều tự cách ly, điều trị, chỉ có một số trường hợp mắc bệnh nền, người suy giảm miễn dịch… phải vào viện theo dõi, can thiệp oxy.
“Về cơ bản 1 ngày ghi nhận vài nghìn ca. Trong số đó khoảng vài chục đến hơn 100 ca phải can thiệp thở oxy cho thấy chúng ta đã khống chế được dịch bệnh tốt, tình hình không quá nặng nề. Do vậy chính sách chống dịch cần linh hoạt hơn. Đối với vắc xin, luôn là khuyến khích vận động dựa trên sự tự nguyện của người dân”, PGS.TS này nói.
PGS.TS Hùng cũng thông tin thêm, để phòng ngừa dịch cho trẻ khi vào năm học mới, trẻ đủ kiến thức có thể tự theo dõi sức khỏe bản thân hoặc cha mẹ phải giám sát, phát hiện những trẻ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ho, hắt hơi, sổ mũi…) nên mang khẩu trang. Trường hợp xét nghiệm dương tính có thể cho trẻ học online để phòng tránh cho trẻ khác.
Ảnh: Phạm Hải
TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng thông tin, ở nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, những bệnh viêm đường hô hấp thường xuyên lưu hành.
Đánh giá về khả năng tăng các ca bệnh về đường hô hấp, TS.BS Hải cho biết, khi trẻ đi học tập trung trở lại, đặc biệt là các em nhỏ ở dưới 5 tuổi thường sinh hoạt tập trung ở môi trường có sử dụng điều hòa, điều kiện không khí sẽ kém hơn so với không khí tự nhiên. Khi 1 em mắc bệnh sẽ có nguy cơ tạo các ổ dịch nhỏ, nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình.
Khi không may tiếp xúc với nguồn bệnh, chúng ta nên có biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Thông thường, chúng ta bật điều hòa cả ngày, trong mùa dịch bệnh như thế này, tại gia đình hoặc lớp học nên tắt điều hòa 2-3 lần/ngày, mở hết cửa để đảm bảo thông thoáng môi trường không khí trong phòng.
Thứ 2, các phụ huynh nên chú trọng vệ sinh đường hô hấp cho trẻ như nhỏ nước mũi, súc miệng nước muối, rửa tay, khử khuẩn thường xuyên…
TS.BS Hải cũng khuyến cáo, khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, kể cả những trường hợp có triệu chứng sốt nhẹ phụ huynh nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để đánh giá sơ bộ, chẩn đoán bệnh. Đồng thời, nhân viên y tế sẽ tư vấn cách theo dõi các dấu hiệu nào cần cho trẻ nhập viện.
Để có hệ miễn dịch tốt phòng bệnh cho trẻ, TS.BS Đỗ Thiện Hải thông tin, trẻ phải có sức khỏe tốt, bằng cách cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để hệ thống miễn dịch có khả năng hoạt động tốt.
Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ mang mầm bệnh. “Những người làm việc, sinh hoạt ở nơi tập trung đông hay những người vào bệnh viện thăm nom người bệnh... Đó là những nguồn có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng và lây bệnh cho trẻ”, TS.BS Hải nói. Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch, tạo kháng thể cho trẻ.
Theo Vietnamnet
-
Thời sự2 giờ trướcNgay trong sáng làm việc đầu tiên của năm mới, ô tô đã phải xếp hàng dài ở các trung tâm đăng kiểm chờ tới lượt vào kiểm định.
-
Thời sự2 giờ trướcNgười thân của cháu bé 3 tuổi nghi bị hóc hạt bí bức xúc tố Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi tắc trách khiến cháu bé tử vong.
-
Thời sự7 giờ trướcSân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục đón lượng khách cao nhất từ trước đến nay với xấp xỉ 150.000 lượt, trong đó khung giờ khách đến đông nhất rơi vào rạng sáng.
-
Thời sự7 giờ trướcTheo lời khai của ông Nguyễn Quang Tuấn (cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội), vào các dịp trước Tết âm lịch năm 2016, 2017, tại phòng làm việc, Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Nga đã biếu ông 10 nghìn USD để cám ơn.
-
Thời sự10 giờ trướcLưu thông trên quốc lộ 6, xe máy va chạm với 2 xe ôtô khiến 2 người đi trên xe máy tử vong tại chỗ.
-
Thời sự11 giờ trướcTết đến, xuân về là thời điểm đoàn viên của mỗi gia đình sau một năm bộn bề. Với các trường hợp là lao động bất hợp pháp tại Campuchia được giải cứu về Việt Nam tại Hải Dương thì xuân này càng trở nên có ý nghĩa…
-
Thời sự11 giờ trướcThông tin khách du xuân ở Tràng An (Ninh Bình) bị kẹt tới nửa đêm ngày 26/1 (mùng 5 Tết) vẫn chưa thể về khiến nhiều người hoang mang.
-
Thời sự12 giờ trướcDo tức giận anh trai đi uống rượu về ném bát đĩa vỡ ra sàn nhà không chịu dọn dẹp, người em đã đi mua 2 lít xăng đốt khiến anh trai bị thương nặng và tử vong sau đó.
-
Thời sự13 giờ trướcXuất phát từ mâu thuẫn nhỏ tại đám cưới, 2 nhóm thanh niên của 2 xã ở Thanh Hóa đã lao vào ẩu đả, vác dao truy sát, đuổi chém nhau gây náo loạn đám cưới.
-
Thời sự14 giờ trướcDự báo thời tiết ngày 27/1, miền Bắc trời rét, có nơi rét đậm, sáng có mưa trong ngày đầu người dân trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết.
-
Thời sự1 ngày trướcChiều 26/1, người dân ùn ùn trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch khiến nhiều tuyến đường cửa ngõ ùn tắc trong nhiều giờ đồng hồ.
-
Thời sự1 ngày trướcDo sóng lớn cuốn xa, một người đàn ông 56 tuổi, ngụ TP.HCM đã bị đuối nước dẫn đến tử vong.
-
Thời sự1 ngày trướcCục Cảnh sát giao thông cho biết trong 7 ngày Tết Quý Mão 2023 (từ 20 đến 26-1) toàn quốc xảy ra 152 vụ tai nạn giao thông, làm 89 người chết, bị thương 111 người
-
Thời sự1 ngày trướcTàu cá chở 13 ngư dân gặp sóng lớn, bị chìm tại tỉnh Bình Thuận; 11 ngư dân may mắn cứu sống, 2 người mất tích.