Luật Giao thông đường bộ cho phép xe cứu hỏa được đi ngược chiều khi làm nhiệm vụ

Vụ tai nạn làm nhiều người bàng hoàng trước tính chất nghiêm trọng, đồng thời tranh luận về vấn đề trong trường hợp khẩn cấp, xe cứu hộ có được phép đi ngược chiều?

Liên quan đến vụ tai nạn giữa xe khách và xe cứu hỏa trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vào chiều 18/3, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ cho biết chiếc xe cứu hỏa chạy ngược chiều là không sai luật, bởi trường hợp này đã được quy định trong Điều 12 Luật giao thông đường bộ.

Chiều 18/3, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ giữa 1 xe khách và xe cứu hỏa đang đi làm nhiệm vụ cứu hộ khiến 1 chiến sỹ PCCC hy sinh. Vụ tai nạn làm nhiều người bàng hoàng trước tính chất nghiêm trọng, đồng thời tranh luận về vấn đề trong trường hợp khẩn cấp, xe cứu hộ có được phép đi ngược chiều?

Liên quan đến vụ việc trên, lãnh đạo đội PCCC số 12 thuộc lực lượng PCCC Hà Nội xác nhận, thời điểm chiếc xe của chữa cháy của đơn vị gặp nạn là đang trên đường đến hiện trường cứu hộ 2 nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Do tắc đường, chiếc xe cứu hỏa nhận được chỉ đạo chạy ngược chiều để đến hiện trường vụ tai nạn nhanh nhất, không may xảy ra va chạm trực diện với một chiếc xe khách. Hậu quả làm 1 chiến sỹ hy sinh, 4 chiến sỹ PCCC và 5 người trên chiếc xe khách bị thương.

Luật Giao thông đường bộ cho phép xe cứu hỏa được đi ngược chiều khi làm nhiệm vụ - Ảnh 1.

Chiếc xe PCCC vỡ nát phần đầu sau va chạm.

Trao đổi với chúng, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ - nguyên tổ trưởng Tổ xử lý giao thông đội CSGT số 1 (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, trong vụ việc tai nạn trên, chiếc xe cứu hỏa của đội PCCC không sai luật. 

"Theo luật quy định xe cứu hỏa là loại xe được ưu tiên số một, bất kể trường hợp nào cũng phải ưu tiên nhường đường cho loại xe này. Xe chữa cháy cũng có quyền đi ngược chiều trên cao tốc, ngược chiều trên đường ngược chiều, khi đi trên đường xe chữa cháy trong trường hợp khẩn luôn được chạy ngược chiều nhưng phải bật đèn tín hiệu để các phương tiện khác thấy. 

Trong vụ việc này, clip ghi lại cho thấy xe cứu hỏa đã bật đèn tín hiệu, như vậy là chiếc xe này không có lỗi. Mặt khác, chiếc xe khách đã vi phạm lỗi không chú ý quan sát khi đi chuyển qua làn đường giao với điểm rẽ vào cao tốc. Một số người nói xe khách chạy quá tốc độ là không đúng vì đây là cao tốc, họ đi như vậy là đúng luật", ông Quỹ thông tin.

Điều 12 Luật Giao thông đường bộ cho biết, ngoài quyền được đi vào đường ngược chiều, xe còn được phép đi vào các đường khác có thể đi được, kể cả khi tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Với các phương tiện trên đường, khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Mặt khác, Nghị định 46/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cũng quy định: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định. Như vậy, xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ được phép đi ngược chiều trên đường cao tốc.

Thứ tự ưu tiên khi qua đường giao nhau, những xe sau đây được đi trước xe khác theo thứ tự xe chữa cháy - quân sự, công an - cứu thương - hộ đê - xe tang.


xe cứu hỏa

va chạm kinh hoàng

Luật Giao thông đường bộ

cao tốc Pháp Vân - Cầu Rẽ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.