Mẹ bé gái bại não sau mũi tiêm của y sĩ làng: “Tôi ân hận vì đã thiếu hiểu biết”

Vì tin tưởng vào người cùng làng và mong con nhanh khỏi bệnh, chị Nhàn đã để y sĩ làng tiêm cho con, mũi tiêm chưa kịp rút ra thì cháu đã tím tái, khó thở…

Vì tin tưởng vào người cùng làng và mong con nhanh khỏi bệnh, chị Nhàn đã để y sĩ làng tiêm cho con, mũi tiêm chưa kịp rút ra thì cháu đã tím tái, khó thở…

Đã gần 2 tháng kể từ sau mũi tiêm định mệnh của y sĩ làng, cháu Phạm Thị Thu H. (9 tháng tuổi, ở Khánh Nhạc, Yên Khánh, Ninh Bình) hàng ngày vẫn phải sống dựa vào máy móc. Còn các thành viên gia đình cháu H. phải sống trong đau khổ, dằn vặt.

Ngồi bên cạnh chăm con, chị Nguyễn Thị Nhàn (23 tuổi, mẹ cháu H.) ánh mắt đỏ hoe sau nhiều đêm không ngủ, chị liên tục tự trách mình và cho rằng vì chị đã quá tin lời ông y sĩ làng Phạm Văn Khẩn (người tiêm cho cháu H.), nên giờ con chị mới ra nông nỗi này.

“Tôi ân hận vô cùng, vì thiếu hiểu biết, muốn con mau khỏi bệnh, nên đã nghe, tin và đồng ý để ông Khẩn tiêm cho con. Không ngờ mũi tiêm đó mà con rơi vào tình cảnh bại não", chị Nhàn chia sẻ với chúng tôi vào chiều ngày 7/4.

Đã gần 2 tháng chị Nhàn túc trực bên con tại bệnh viện.

Kể lại sự việc đã xảy ra với con mình, chị Nhàn cho biết hôm đó là ngày 15/2 sau khi được y sĩ Phạm Văn Khẩn (người hay chữa bệnh dạo ở làng) tư vấn, chị đã đưa con sang nhà ông ngoại nhờ ông Khẩn tiêm.

Tại đây ông Khẩn đã dùng một lọ thuốc (dạng lỏng) là Liconmycin và một thuốc dạng bột là Pamatase để tiêm cho cháu H. Khi mũi tiêm chưa kịp rút ra, cháu H. đã tím tái, khó thở và lịm dần trên tay ông ngoại.

Ngay sau đó, cháu H. được gia đình đưa lên bệnh viện huyện, rồi chuyển thẳng lên Bệnh viện Sản nhi Ninh Bình.

Chị Nhàn cho hay, tại đây con chị được bác sĩ kết luận sốc phản vệ do Linconmycin, chụp CT não đã bị bại não và được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị từ đó đến nay.

Chị Nhàn cũng thông tin, vì đang mang bệnh trong người, lại chứng kiến cảnh cháu ngoại tím tái trên tay, ông ngoại cháu H. đã sốc và cho đến thời điểm này cũng đang phải điều trị trong bệnh viện.

Loại thuốc y sĩ làng dùng để tiêm cho cháu H.

“Quá trình tiêm bố tôi bế cháu ngoại trên tay và sự việc xảy ra ngay tại nhà vì thế bố tôi được chứng kiến toàn bộ sự việc. Khi bố tôi biết tin cháu gái bị bại não, ông đã suy nghĩ rất nhiều.

Vì thương cháu nên bệnh tim của bố tôi lại tái phát, cách đây vài hôm, bố tôi cũng phải mổ tim tại Bệnh viện E để thay van. Từ hôm bố tôi mổ đến nay, tôi cũng chưa được xuống bệnh viện để thăm bố”, chị Nhàn chia sẻ.

Về sức khỏe hiện tại của cháu H. người mẹ trẻ cho biết, hiện con gái chị vẫn đang phải điều trị viêm phổi, còn não các bác sĩ cho biết đã bị bại.

“Cuộc sống của con tôi chỉ còn được tính bằng ngày, thậm chí là bằng giờ. Nhưng là cha là mẹ chúng tôi phải cố gắng hết sức mình mong giành lại sự sống cho con”, chị Nhàn ngậm ngùi nói.

Ngoài mong con nhanh khỏe lại, gia đình chị Nhàn giờ đây đang phải cậy nhờ vào các cơ quan chức năng để người đã tiêm thuốc cho cháu H. phải có trách nhiệm về việc mà mình đã gây ra.

“Từ khi con tôi ra Hà Nội, ông ấy (ông Khẩn-PV) chưa một lần hỏi thăm cháu và gia đình, đã vậy ông còn có những lời nói thách thức, vô trách nhiệm với những người thân của tôi đang còn ở quê. Thứ 2 tới (9/4) UBND huyện và ngành y tế mời gia đình tôi và ông ấy đến làm việc trực tiếp về sự việc này”, chị Nhàn thông tin.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Ngọc Bản - Chủ tịch UBND xã Khánh Nhạc cho biết, mặc dù gia đình chị Nhàn chưa có đơn gửi xã nhưng với trách nhiệm của cơ sở, xã đã cho cán bộ điều tra,xác minh sự việc.

Còn về phía gia đình chị Nhàn, ông Bản cho biết, đây là gia đình thuộc diện hộ nghèo của địa phương.

Theo Khám Phá



sốc phản vệ

bại não


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.