Một lốt xe 600 triệu đồng: GĐ bến xe Mỹ Đình "hiểu ý anh Thăng"

"Tôi nghĩ chuyện chạy lốt như thế với cơ quan quản lý tuyến là không có. Làm gì mà trắng trợn như thế", ông Nguyễn Quốc Uy, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình nói.

"Tôi nghĩ chuyện chạy lốt như thế với cơ quan quản lý tuyến là không có. Làm gì mà trắng trợn như thế", ông Nguyễn Quốc Uy, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình nói.

Hà Nội đang "nóng" về phát ngôn của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc "xin một lốt (slot, lượt xe xuất bến - PV) xe vào Bến xe Mỹ Đình mất đến 500 - 600 triệu đồng”.

Đây là lời của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng trong cuộc họp giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam vào ngày 15/10 vừa qua.

Ngay sau đó, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản đề nghị Bộ trưởng Thăng cung cấp thông tin cụ thể hơn về việc chạy lốt này để kiểm tra, xử lý và báo có lãnh đạo thành phố.

Một lốt xe 600 triệu đồng: GĐ bến xe Mỹ Đình "hiểu ý anh Thăng"

Bến xe khách Mỹ Đình. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

Có hay không giá cho một lốt xe ở bến Mỹ Đình là hơn nửa tỷ đồng? Dư luận rất chờ đợi một câu trả lời xác đáng từ phía cơ quan quản lý.

Để làm rõ hơn câu chuyện này, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Quốc Uy, Giám đốc Bến xe khách Mỹ Đình - đơn vị được nhắc đến trong sự việc "600 triệu đồng".

Ông Uy cho hay, quy trình một xe xin vào bến Mỹ Đình khá quy củ và qua nhiều khâu. Trước hết là sự chấp thuận giữa hai Sở Giao thông vận tải ở hai đầu. Ví dụ, xe chạy tuyến Nam Định - Mỹ Đình thì phải được Sở GTVT Nam Định và Sở GTVT Hà Nội chấp thuận tuyến.

Sau khi có thỏa thuận chấp thuận tuyến đó xong thì doanh nghiệp vận tải đến Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội) để lập một hợp đồng kinh tế.

"Bến xe Mỹ Đình thuộc Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội nên chịu trách nhiệm điều hành, quản lý tuyến chứ không được chấp thuận tuyến.

Nói về việc xin một lốt vào bến Mỹ Đình mất 500 - 600 triêu đồng tôi cũng không rõ thực hư như thế nào. Lĩnh vực của bến thì khi có hợp đồng rồi bến sẽ có trách nhiệm điều hành, quản lý xe ra vào bến hàng ngày", Giám đốc Bến xe khách Mỹ Đình khẳng định.

Nói về phát ngôn của Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Uy cho rằng, ý của Bộ trưởng là muốn bỏ việc chấp thuận tuyến, bỏ cơ chế xin cho như hiện nay.

"Để xe vào được bến Mỹ Đình thì phải qua rất nhiều cấp, trước hết hai đầu Sở phải chấp nhận tuyến. Tôi hiểu ý anh Thăng là muốn bỏ việc chấp thuận tuyến, cơ chế xin cho", ông Uy cho hay.

Nói đến con số 600 triệu đồng, ông Uy quả quyết không có chuyện như thế. Bởi lẽ, quản lý Nhà nước "không thể đến mức độ trắng trợn" như vậy.

"Tôi nghĩ rằng, chuyện chạy lốt như thế với cơ quan quản lý tuyến là không có. Làm gì có mà trắng trợn như thế!", vị này nói.

Tuy nhiên, người đứng đầu Bến xe khách Mỹ Đình lý giải vấn đề này theo một hướng khác. Vị này đặt ra câu chuyện mua đi bán lại lốt giữa các doanh nghiệp vận tải với nhau. Khi đó, sự thỏa thuận giữa các doanh nghiệp là bao nhiêu thì chỉ có doanh nghiệp biết với nhau.

"Trên thực tế, có trường hợp sau khi có được thỏa thuận tuyến, hợp đồng chạy tuyến rồi nhiều doanh nghiệp vận tải đã bán lại suất đó cho nhau.

Việc mua bán lại của nhau như thế thì giá cả như thế nào cũng khó nói, cao hay thấp thì do các doanh nghiệp tự thỏa luận với nhau", ông Uy thông tin.

Bộ trưởng bộ GTVT  ông Đinh La Thăng

“Việc bỏ quy định chấp thuận khai thác tuyến tôi đã chỉ đạo từ rất lâu nhưng đến nay vẫn không thực hiện. Tôi quyết định bỏ và tôi chịu trách nhiệm. Chỉ có sửa một điều trong thông tư mà mãi không làm. Nếu tôi nói sai thì ông phải tham mưu, tại sao không làm được? Bây giờ Bộ đưa ra quy định về chấp thuận khai thác tuyến thì Bộ bỏ thôi. Thực tiễn yêu cầu như thế nhưng các ông chỉ thích xin – cho”.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.