Một sản phụ chân bỏng rát, nổi nhiều bóng nước, bụng nổi ban do nghi bị kiến ba khoang cắn

Người phụ nữ mang thai gần 8 tháng bị khá nhiều vết thương trên người, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt.

Người phụ nữ mang thai gần 8 tháng bị khá nhiều vết thương trên người, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt.

Ngày 31-10, phòng khám phụ sản Hoàng Gia tại quận Phú Nhuận (TP.HCM) đã tiếp nhận một trường hợp sản phụ tên T.T.K.A (30 tuổi) đến khám thai trong tình trạng cơ thể bị xây xát, nóng rát, đồng thời xuất hiện nhiều mẫn đỏ vì bị côn trùng cắn.

3

Sản phụ mang thai gần 8 tháng, không biết chính xác mình bị con gì cắn. (Ảnh BS Nguyễn Hữu Trung cung cấp)

Theo lời kể từ phía bệnh nhân, người phụ nữ sống tại tầng 16 của một chung cư ở quận Tân Phú (TP.HCM). Khoảng 1 tuần trước khi đang sinh hoạt trong nhà, sản phụ bất ngờ phát hiện vùng kheo (phía sau đầu gối) bên trái xuất hiện nhiều bóng nước lớn, đồng thời xuất hiện tình trạng nóng, rát, liền tìm cách làm vỡ. Vết thương sau khi bị phá chẳng những không lành lặn, ngược lại còn lan rộng ra nhiều chỗ.

2

Vết loét bắt đầu từ phía sau đầu gối. (Ảnh BS Nguyễn Hữu Trung cung cấp)

4

Sau đó làm nổi ban đỏ hai chân. (Ảnh BS Nguyễn Hữu Trung cung cấp)

Vài ngày sau, sản phụ lên cơn sốt, đồng thời hai chân nổi ban đỏ. Khi thấy vùng bụng tiếp tục xuất hiện những vết sần đỏ, bệnh nhân tìm đến một phòng khám chuyên khoa da liễu để kiểm tra thì được xác định các vết thương trên người là do côn trùng cắn. Dựa vào triệu chứng các vết thương, bác sĩ nhận định khả năng rất cao là do kiến ba khoang cắn.

5

Mẫn đỏ kéo dài xuống tận bàn chân. (Ảnh BS Nguyễn Hữu Trung cung cấp)

1

Hiện tại phần bụng của sản phụ cũng đã có dấu hiệu bị ảnh hưởng. (Ảnh BS Nguyễn Hữu Trung cung cấp)

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, Giám đốc phòng khám phụ sản Hoàng Gia nơi mà chị A. đến khám cho biết, đây là lần đầu tiên ông tiếp nhận trường hợp sản phụ bị côn trùng nghi là kiến ba khoang cắn. Sản phụ đã mang thai 33 tuần nên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt lẫn sức khoẻ. Rất may đứa bé trong bụng đã lớn nên khả năng ảnh hưởng đến thai không nhiều. Hiện tại, sản phụ được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh cùng các loại thuốc đặc trị để bôi lên những vùng da bị tổn thương.

Bác sĩ Trung cảnh báo tất cả mọi người nói chung và chị em phụ nữ nói riêng nên đóng cửa sổ nhà hoặc rào lưới cẩn thận, vì kiến ba khoang có đặc điểm hay bay vào những ngôi nhà có nhiều ánh sáng. Khi gặp kiến ba khoang tuyệt đối không đập hay để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với kiến, vì như vậy chất dịch từ loại côn trùng này dễ dính vào người, gây phản ứng, thương tổn.

Với phụ nữ mang thai, sức đề kháng yếu hơn những người bình thường thì càng phải cẩn trọng trước loại kiến có khả năng gây vết thương lớn này. 

 Theo Mộc Cát / Trí Thức Trẻ

Kiến ba khoang


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.