Mùng 1 Tết, nữ hành khách vui mừng nhận ví tiền bỏ quên trên chuyến tàu cuối năm

Sáng mùng 1 tết Giáp Thìn, nữ hành khách xinh đẹp vui mừng quay trở lại sân ga nhận ví tiền bỏ quên trên chuyến tàu cuối năm.

Sáng 30 Tết, chuyến tàu SE5 lăn bánh từ Hà Nội tiến vào TP.HCM chở theo 238 hành khách. Trên tuyến đường sắt dài hơn 1.700km, có những người đang mong sớm được đoàn viên cùng gia đình, nhưng cũng có những người vì công việc phải đi làm và đón Tết trên tàu cùng hành khách

Niềm vui đầu năm

Chị Cao Thị Hồng Loan (SN 1987) do bận công việc nên bắt chuyến tàu ngày cuối năm đi từ Hà Nội về quê ăn Tết. Chị chọn đi tàu hỏa để tranh thủ chút thời gian trên tàu được "sống chậm". 

Chia sẻ với VietNamNet, chị Loan cho biết, sợ chuyến tàu ngày Tết đông hành khách, lại sợ ngủ quên nên chị cẩn thận lấy ví tiền ra cất ở đầu giường nằm trong toa số 6. Thế nhưng, khi xuống tàu, chị lại quên không mang theo ví tiền. Cho tới khi lên ô tô để đi tiếp về nhà chị mới phát hiện ra và liên lạc lại ga tàu nơi vừa xuống để thông báo tình hình.

Mùng 1 Tết, nữ hành khách vui mừng nhận ví tiền bỏ quên trên chuyến tàu cuối năm-1

Cùng lúc đó, tổ tiếp viên trên tàu SE5 do trưởng tàu Kiều Mạnh Cường phụ trách phát hiện tại giường số 1 trong toa 6 có một ví tiền màu đỏ. Đoán biết đây là tài sản của hành khách vừa xuống tàu bỏ quên, các anh nhanh chóng kiểm tra và lập biên bản vụ việc.

Trong ví có hơn 6 triệu đồng và một số ngoại tệ, nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng như căn cước công dân, giấy phép lái xe, đăng ký xe, 4 thẻ ATM... đều mang tên của hành khách đã đăng ký thông tin khi mua vé giường số 1, có ga đi Hà Nội, ga đến Yên Trung (Hà Tĩnh).

Sau đó, tổ tàu SE5 đã bàn giao lại cho ga Đồng Hới (Quảng Bình) để gửi chuyến tàu từ TP.HCM ra Bắc đi qua ga Yên Trung để trả lại chị Loan.

Mùng 1 Tết, nữ hành khách vui mừng nhận ví tiền bỏ quên trên chuyến tàu cuối năm-2Mùng 1 Tết, nữ hành khách vui mừng nhận ví tiền bỏ quên trên chuyến tàu cuối năm-3

Sáng mùng 1 Tết, chị Loan đã được mời ra ga Yên Trung nhận lại tài sản của mình. Ngày cuối năm quên ví, ngày đầu năm mới được nhận lại, chị Loan hồ hởi nói với VietNamNet: "Từ trưởng tàu tới nhân viên tàu SE5 ai cũng gọi điện nói tôi cứ yên tâm, họ sẽ gửi lại trọn vẹn giấy tờ và tài sản cho tôi. Tôi rất vui và xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị. Chúc mọi người năm mới vui vẻ, may mắn và hạnh phúc".

"Nếu chúng tôi nghỉ thì ai chở họ về nhà đón Tết"

Trên chuyến tàu Bắc - Nam cuối cùng của năm cũ, các tiếp viên, hành khách cùng chung vui khoảnh khắc thiêng liêng bước sang năm mới Giáp Thìn. Đó chính là tâm huyết và trách nhiệm của những người làm nghề đường sắt trên chuyến tàu Thống Nhất.

Mùng 1 Tết, nữ hành khách vui mừng nhận ví tiền bỏ quên trên chuyến tàu cuối năm-4Trưởng tàu SE20 Nguyễn Văn Sỹ

Hơn 15 năm công tác trong ngành đường sắt, 5 năm giữ vai trò trưởng tàu nhưng có lẽ năm nay là năm đặc biệt nhất đối với trưởng tàu SE20 Nguyễn Văn Sỹ (36 tuổi). Anh Sỹ cho biết, SE20 (Hà Nội - Đà Nẵng) là chuyến tàu du lịch chất lượng cao lần đầu tiên chở khách xuyên giao thừa. Vì là tàu du lịch, có nhiều khách nước ngoài nên từ trưởng tàu đến các tiếp viên đều được tuyển chọn kĩ càng, phải biết ngoại ngữ (tiếng Anh) cơ bản.

Xuất phát từ Hà Nội lúc 19h55 tối 30 Tết, anh Sỹ và đoàn sẽ đón giao thừa trên tàu tại địa phận Thanh Hóa và dừng chân tại Đà Nẵng vào 12h15 trưa mùng 1. Đối với anh và đoàn tiếp viên, đây là một trải nghiệm hết sức thú vị.

    Mùng 1 Tết, nữ hành khách vui mừng nhận ví tiền bỏ quên trên chuyến tàu cuối năm-5Mùng 1 Tết, nữ hành khách vui mừng nhận ví tiền bỏ quên trên chuyến tàu cuối năm-6

Đêm giao thừa, cả đoàn chuẩn bị mâm ngũ quả, mâm cỗ truyền thống để cùng các hành khách trên tàu đón giao thừa tại toa hàng ăn. Anh Sỹ trực tiếp đến từng toa tàu để mời các vị khách xuống chung vui khoảnh khắc thiêng liêng của năm mới.

Chị Sophie Klein, nữ du khách người Đức sang du lịch Đà Nẵng và trải nghiệm chuyến tàu SE19 cho biết: "Lần đầu tiên tôi được đi chuyến tàu đặc biệt qua giao thừa. Cảm giác rất thoải mái, ngồi trên tàu được ngắm mọi người trang trí đón Tết, ngắm phong cảnh rất đẹp”.

Dù trước đây, anh Sỹ từng nhiều lần đón giao thừa trên tàu nhưng chưa có cảm xúc hồi hộp như lần này. “Ngày mới vào nghề, lần đầu tiên đón giao thừa trên chuyến tàu đường sắt Bắc Nam, tôi cũng rưng rưng nước mắt nhớ nhà. Thế nhưng, có một câu nói làm tôi nhớ mãi: Mình nghỉ thì ai đưa họ về nhà trên chuyến tàu cuối cùng. Vậy là tôi lại có động lực để đi làm xuyên Tết cùng anh em.

Được chọn làm việc trên chuyến tàu du lịch chất lượng cao đối với tôi là một niềm tự hào. Lúc xuống ga, nhìn hành khách có người thân ra đón, vui vẻ nói cười, trong lòng tôi cũng thấy ấm áp lạ thường, cảm thấy như được san sẻ niềm vui chung ấy”, anh Sỹ chia sẻ.

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/mung-1-tet-nu-hanh-khach-vui-mung-nhan-vi-tien-bo-quen-tren-chuyen-tau-cuoi-nam-2248651.html?fbclid=IwAR3pvjvwJ873FWsR81j_StIWQ8hbxB8R-HZGZtMfx6gOuhGLb-qkaaNV5NA

hành khách


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.