Người dân loạn vì có quá nhiều ứng dụng khai báo y tế, Bộ Công an: "Khi khai báo xong chỉ cho ra một mã QR duy nhất"

Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, chỉ trong một thời gian ngắn đã xuất hiện rất nhiều ứng dụng khai báo y tế, hỗ trợ truy vết... của nhiều đơn vị khác nhau được ra đời. Tuy nhiên, nó cũng mang đến không ít phiền toái cho người dân khi không biết phải sử dụng phần mềm nào.

Theo báo Dân trí, hiện có nhiều ứng dụng trên điện thoại thông minh (app) hỗ trợ phòng, chống Covid-19. Báo cáo sơ kết công tác triển khai công nghệ phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Thông tin và Truyền thông gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9, cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 20 phần mềm phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Người dân loạn vì có quá nhiều ứng dụng khai báo y tế, Bộ Công an: Khi khai báo xong chỉ cho ra một mã QR duy nhất-1
Hiện có quá nhiều ứng dụng khai báo y tế (Ảnh: Vietnam+)

Cũng theo TTXVN, trước tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp, để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch cũng như truy vết, các bộ, ngành đã phát triển, đưa vào áp dụng hàng loạt ứng dụng và trang webnhư: Bluezone, VHD, Sổ sức khỏe điện tử; tokhaiyte.vn; suckhoe.dancuquocgia.gov.vn...

Cùng với đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai 6 nền tảng công nghệ phục vụ phòng, chống dịch COVID-19, bao gồm: Nền tảng khai báo y tế và quản lý vào ra các địa điểm công cộng bằng QR Code; Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19; Nền tảng quản lý lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm; Nền tảng hỗ trợ truy vết; Nền tảng giám sát cách ly; Nền tảng phân tích số liệu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo.

Hay như mới đây nhất, ngày 8/9, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) đã triển khai xây dựng ứng dụng khai báo y tế điện tử VNEID. Theo đó VNEID để phục vụ công dân rút ngắn thời gian khai báo y tế trong quá trình tham gia giao thông.

Người dân loạn vì có quá nhiều ứng dụng khai báo y tế, Bộ Công an: Khi khai báo xong chỉ cho ra một mã QR duy nhất-2

Giao diện phần mềm VN-eID của Bộ Công an. (Ảnh: Chụp màn hình)

Tuy nhiên, việc cùng một lúc có quá nhiều ứng dụng khai báo y tế sẽ khiến người dân cảm thấy rối loạn và gặp khó khăn trong quá trình sử dụng.

Đối với vấn đề này, Thượng tá Tô Anh Dũng - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) cho biết, Bộ Công an, Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông đã họp bàn và thống nhất sử dụng một mã QR duy nhất. Nghĩa là, khi người dân khai báo trên bất kỳ app nào đều sinh ra một mã QR duy nhất để cơ quan chức năng kiểm soát thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, báo Dân trí thông tin.

"Về mặt ý chí thì 3 Bộ đã thống nhất là sẽ sử dụng chung một mã QR. Người dân dùng quen app nào thì vẫn dùng app đó, khi khai báo xong chỉ cho ra một mã QR duy nhất. Việc thống nhất cho ra một mã QR chúng tôi đang làm, đây là khâu kỹ thuật thôi, trong thời gian ngắn việc này sẽ hoàn thiện", Thượng tá Tô Anh Dũng cho biết.

Người dân loạn vì có quá nhiều ứng dụng khai báo y tế, Bộ Công an: Khi khai báo xong chỉ cho ra một mã QR duy nhất-3
Thượng tá Tô Anh Dũng - Phó Cục trưởng Cục C06

Theo TTXVN, trước đó, tại cuộc làm việc với lãnh đạo các Bộ: Công an, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải; một số doanh nghiệp công nghệ thông tin… về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, chiều 10/9, tại Trụ sở Chính Phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu, thời gian tới, sẽ chỉ có một ứng dụng công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch, đảm bảo thuận tiện cho người dân sử dụng, đáp ứng yêu cầu thông tin và dữ liệu.

“Ứng dụng, giải pháp phải thuận tiện để người dân sử dụng và phục vụ thiết thực cho phòng, chống dịch”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Pháp luật & Bạn đọc 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/nguoi-dan-loan-vi-co-qua-nhieu-ung-dung-khai-bao-y-te-bo-cong-an-khi-khai-bao-xong-chi-cho-ra-mot-ma-qr-duy-nhat-162211309143714448.htm

Covid-19


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.