Nhiều người thắc mắc: Uống rượu bia bao lâu thì sẽ không bị xử phạt?

Ít nhất 24h sau khi uống rượu, bia bạn hãy lái xe, có nghĩa là tối nay bạn uống thì ngày mai đừng lái xe".

Từ 1/1/2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đều bị nghiêm cấm. Sau 5 ngày thực thi luật, nhiều người thắc mắc: "Sau khi uống rượu bia bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong máu và khí thở?”.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Nghị định này cũng đã đưa ra một số quy định mới so với Nghị định 46 trước đó, đặc biệt trong việc tăng mức xử phạt hành chính những hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Mức xử phạt với người uống rượu bia tham gia lái xe

Nhiều người thắc mắc: Uống rượu bia bao lâu thì sẽ không bị xử phạt?-1

Một trường hợp bị xử lý vì vi phạm nồng độ cồn.

Theo Nghị định 100, mức phạt đối với người uống rượu, bia lái xe là một trong những mức phạt tăng mạnh nhất, được phân ra 3 mức phạt tùy theo nồng độ cồn đo được từ tài xế.

Mức 1: Chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở

Ô tô: 06 - 08 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 - 12 tháng

Xe máy: 02 - 03 triệu đồng; Tước GPLX từ 10 - 12 tháng

Xe đạp, xe đạp điện: 80.000 - 100.000 đồng

Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở

Ô tô: 16 - 18 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 - 18 tháng

Xe máy: 04 - 05 triệu đồng; Tước GPLX từ 16 - 18 tháng

Xe đạp, xe đạp điện: 200.000 - 400.000 đồng

Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở

Ô tô: 30 - 40 triệu đồng; Tước GPLX 22 - 24 tháng

Xe máy: 06 - 08 triệu đồng; Tước GPLX 22 - 24 tháng

Xe đạp: 600 - 800.000 đồng

Sau khi uống rượu bia bao nhiêu lâu thì lái xe không bị phạt?

Nhiều người thắc mắc: Uống rượu bia bao lâu thì sẽ không bị xử phạt?-2

Kiểm tra nồng độ cồn tài xế lái xe

Trước quy định mới, nhiều người thắc mắc sau khi uống rượu bao lâu thì không còn nồng độ cồn trong máu, người uống có thể tiếp tục tham gia giao thông mà không bị phạt.

Điều này phụ thuộc nhiều vào lượng rượu, bia mà bạn uống, tuy nhiên một số thông tin bạn có thể lưu ý:

- Sau 6-12h, nồng độ cồn vẫn đo được trong máu.

- Sau 12-24h, nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở.

- Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu và sau 72h vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Hiện nay, cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo qua ống thở, vì vậy, 24h sau khi uống bạn vẫn có thể bị phát hiện và xử phạt. Trường hợp người nào bị tai nạn giao thông thì khi vào viện, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để xác định nồng độ cồn ngay.

Như vậy, ít nhất 24h sau khi uống rượu, bia bạn hãy lái xe, có nghĩa là tối nay bạn uống thì ngày mai đừng lái xe".

Nhiều người thắc mắc: Uống rượu bia bao lâu thì sẽ không bị xử phạt?-3

Đi cùng với việc tăng mức xử phạt những cá nhân vi phạm nồng độ cồn thì việc những cá nhân từ chối chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ cũng bị xử lý nghiêm ngặt kể cả đối với người đi xe đạp.

Theo đó, mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn được quy định bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn.

Cụ thể, đối với người đi ô tô hoặc các loại xe tương tự xe ô tô sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (theo điểm b khoản 10 Điều 5).

Đối với người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng và tước quyền sử dụng (theo (điểm g khoản 8 Điều 6) và tước Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Đặc biệt, người đi xe đạp, xe đạp điện nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT cũng bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (theo điểm d khoản 4 Điều 8).

Phạt đến 3 triệu đồng nếu ép buộc người khác uống rượu bia

Mới đây, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết sẽ ban hành Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Dự thảo này nhằm để Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia áp dụng từ ngày 1/1/2020 có hiệu quả.

Theo đó, một số hành vi và mức phạt cụ thể được dự thảo này quy định như sau:

- Các hành vi bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật; mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100m, tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông: Phạt tiền 5-10 triệu đồng.

- Không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia: Phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng.

- Người từ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia và hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia: Phạt tiền từ 0.5-1 triệu đồng.

- Ép buộc người khác uống rượu, bia: Phạt tiền 1-3 triệu đồng.

- Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc quảng cáo rượu, bia: Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng.

- Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải không thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông: Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

- Không nhắc nhở hoặc có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia: Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai...

Trong những ngày vừa qua, cả nước đã ra quân thực hiện Nghị định một cách nghiêm túc. Hàng trăm phương tiện, cá nhân đã bị xử lý, trong đó chủ yếu vi phạm về kiểm tra nồng độ cồn.

Theo Giadinh.Net

Xem link gốc Ẩn link gốc http://giadinh.net.vn/xa-hoi/nhieu-nguoi-thac-mac-uong-ruou-bia-bao-lau-thi-se-khong-bi-xu-phat-20200106111210666.htm

đo nồng độ cồn

xử phạt vi phạm giao thông

Luật Giao thông đường bộ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.