Pate Minh Chay có độc tố: Cấp phép rồi... "quên" hậu kiểm

Xung quanh vụ việc sản phẩm pate Minh Chay có độc tố khiến hàng loạt người tiêu dùng nguy kịch, công tác hậu kiểm đã bị “bỏ ngỏ”.

Theo quy định, việc công bố chất lượng sản phẩm do đơn vị sản xuất thực hiện và chịu trách nhiệm. Nhưng công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý phải được thực hiện thường xuyên. Không thể cấp giấy chứng nhận là xong.

Trước đây, chúng ta nặng về tiền kiểm. Để một sản phẩm lưu thông thì cơ quan chức năng phải kiểm tra rồi mới cấp phép lưu hành. Tuy nhiên, điều này gây phiền hà về thủ tục hành chính nên chúng ta đã cải tiến, chuyển sang hậu kiểm.

Vấn đề ở chỗ là phải tăng cường hậu kiểm. Người tiêu dùng đã chịu hậu quả chúng ta mới vào cuộc. Nếu chúng ta tổ chức hậu kiểm thường xuyên, chủ động phát hiện ra thì chắc không dẫn đến hậu quả của người tiêu dùng. Ở đây, người tiêu dùng đã sử dụng rồi, phải chịu hậu quả rồi thì cơ quan chức năng mới vào cuộc. Đây là "quy trình ngược".

Pate Minh Chay có độc tố: Cấp phép rồi... quên hậu kiểm-1
Pate Minh Chay có độc tố đã gây hàng loạt vụ ngộ độc nặng. Ảnh minh họa.

Như vậy, công tác hậu kiểm đang có vấn đề. Chưa kể đến, trong vụ hàng loạt người bị ngộ độc do ăn pate Minh Chay, tốc độ vào cuộc xử lý của các cơ quan chức năng còn chậm và chỉ nặng về hình thức văn bản, giấy tờ.

Nếu tính từ ngày 19.8 là ngày Bệnh viện Bạch Mai đưa ra thông tin đầu tiên về các ca ngộ độc nghi do ăn pate Minh Chay, thì tốc độ vào cuộc của các cơ quan chức năng còn chậm.

Các ca ngộ độc sẽ được giảm bớt nếu ngay từ đầu, khi Bệnh viện Bạch Mai đưa ra những thông tin ban đầu về sản phẩm pate Minh Chay có vấn đề về an toàn thì có các cơ quan ngay lập tức phải cảnh báo đến người tiêu dùng, dù có thể chưa đưa ra đình chỉnh sản xuất.

Liên quan đến một chất độc cực mạnh gây nguy hiểm đến tính mạng thì thông tin đến càng sớm ngày nào, giờ nào thì càng quý giờ đó. Theo tôi cảnh báo cần phải sớm hơn, còn đình chỉ sản xuất, lưu thông sẽ được thực hiện khi có căn cứ chuẩn xác.

Rõ ràng người tiêu dùng mua hàng hóa được phép lưu thông, có nhãn mác đàng hoàng. Nhưng nhãn mác đó có đúng hay không? Nhìn trên nhãn mác sản phẩm ghi được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản.

Nếu thông tin đó chính xác thì đó là vấn đề khác. Nhưng thực tế không phải như vậy. Nguyên liệu được ghi là đảm bảo, nhưng qua kiểm tra thì không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vấn đề đặt ra là cơ quan nhà nước phải hậu kiểm, chứ không thể để người tiêu dùng gặp rủi ro, thậm chí chết người rồi mới cuống cuồng "vào cuộc".

Theo Lao động

 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://laodong.vn/ban-doc/pate-minh-chay-co-doc-to-cap-phep-roi-quen-hau-kiem-835009.ldo?fbclid=IwAR1uthOPPxojt8ys3OfRfkX3h9Ai2UqM36NKr8Pr91ma4LWPNd3WsR__CQE

pate Minh Chay

ngộ độc thực phẩm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.