Quảng cáo máy lọc nước “dội bom” trên truyền hình: Giọt nước tràn ly

Pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội số 392001PLUBTVQH10 ngày 16112001 đã quy định về việc quảng cáo trên báo chí: "Báo hình được quảng cáo không quá 5% thời lượng của chương trình, trừ kênh chuyên quảng cáo; mỗi đợt phát sóng đối với một sản phẩm quảng cáo không quá 8 ngày, trừ trường hợp đặc bi

Sự kiện quảng cáo máy lọc nước suốt 15 phút nghỉgiữa trận đấu bóng chung kết cúp bóng đá châu âu vừa qua đã gây nên một lànsóng bất bình.

Quảng cáo trên cácphương tiện thông tin đại chúng là cần thiết, nhất là trong xu hướng phát triểnhiện nay. Tuy nhiên, việc quản lý nội dung, thời điểm và hình thức quảng cáodường như vẫn quá lỏng lẻo. Từ đó gây cho người xem liên tục phải chịu sự ức chế,bất bình mà chỉ biết kêu trời.

"Quảng cáo - cách chọc tức hàng đầu Việt Nam"

Chẳng phải tự nhiênmà người dân bây giờ cứ nghe đến hai chữ "Quảng cáo" là chắp tay hãi hùng. Từquảng cáo bằng tin nhắn rồi băng rôn khẩu hiệu rồi truyền hình. "Không bất bìnhsao được khi chỉ trong một đêm chung kết bóng đá Champions League mà VTV3 đã 54lần tra tấn lỗ tai của người xem bằng đoạn quảng cáo vừa chát chúa, vừa đơn điệu:"Uỳnh! Kangaroo - Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam". Ức chế đến mức ngay sau khitrận đấu vừa kết thúc, buồn vì đội nhà thua trận một, thì lại tức vì cái đoạnquảng cáo mười", anh Lê Văn Bảo (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết.

Quảng cáo máy lọc nước “dội bom” trên truyền hình: Giọt nước tràn ly
Hình ảnh quảng cáo đã gây ra sự khó chịu của người xem truyền hình.

Cho đến hômnay, dư âm của trận chung kết bóng đá đã lắng xuống thế nhưng nỗi ấm ứcvì bị máy lọc nước chọc tức vẫn ngày càng ùn ùn sôi sục. Hầu khắp cáctrang mạng, diễn đàn đều tràn ngập những nỗi lòng không sao kể xiết củangười dân. Không phải đến sự kiện quảng cáo máy lọc nước Kangaroo ngườidân mới ùn ùn tỏ thái độ bất bình, mà thực ra đây chỉ như giọt nước trànly của trào lưu quảng cáo theo kiểu chọc tức đang rất thịnh hành thờigian gần đây.

Anh Lê Hải Quân (ThànhCông, Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, do công việc đòi hỏi mình phải thường xuyên cậpnhật tin tức trên internet. Không hiểu sao thời gian gần đây một số trang webbỗng dưng nghĩ ra chiêu quảng cáo "du kích" khiến anh vô cùng ức chế. Không đọctin thì không được mà đọc thì chỉ lo bị "giẫm phải mìn". Chả là khi cả cơ quanđang yên ắng làm việc, bỗng dưng từ máy của anh chui ở đâu ra một đoạn quảng cáotự động phát ầm ĩ trên loa, với những lời lẽ vô cùng nhảm nhí. Phải mất vài phúttruy tìm mới thấy được cái nút tắt nhỏ xíu được ngụy trang một cách khéo léogiữa tràn ngập những logo quảng cáo.

Chị Trịnh Thị Hiếu (DịchVọng, Từ Liêm, Hà Nội) thì mấy ngày nay lại bị chọc tức theo chiêu thức khác. Cứđúng giờ ngủ trưa là máy lại ùn ùn nổ đủ loại tin nhắn quảng cáo. Không mở ratin nhắn thì không an tâm sợ ai gọi, mà mở ra thì toàn là những tin quảng cáo.Vừa tức, vừa ức lại vừa mất ngủ.

Quay trở lại sự kiện:"Uỳnh! Kangaroo - Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam". Không phải đây là lần đầutiên VTV tra tấn người xem bằng thứ quảng cáo “khó tiêu” này mà dường như câuchuyện đã trở thành một căn bệnh mãn tính. Một đoạn phim đang hay đến hồi gaycấn, bỗng dưng "bùm" một cái thế là người xem lại phải chịu đựng "nuốt cơm sống"trong vài phút. Một tập phim chỉ gần một tiếng mà có đến 3 -4 "hiệp ăn cơm sống"hỏi ai mà không ức. Rồi đang giờ ăn cơm bỗng dưng tivi tung ra một loạt các sảnphẩm, toàn là thứ nhạy cảm liên quan đến các vấn đề vệ sinh. Gặp những người "giàutrí tưởng tượng" thì chỉ còn nước nhắm mắt nuốt cố cho xong bữa.

Bao giờ hết "phátđiên" vì quảng cáo

Ai cũng hiểu truyềnhình muốn phát quảng cáo tạo nguồn thu để nâng cao chất lượng chương trình. Việccác nhà đài thường chen quảng cáo vào giữa những chương trình hay, những bộ phimhay cũng không có gì lạ. Nhưng các hình ảnh quảng cáo cũng cần được trau chuốtvà chen ngang cũng cần hợp lý để người xem chấp nhận được. Theo anh Trần TrungTuấn, một nhân viên maketing thì dường như Truyền hình Việt Nam cũng không quantâm lắm đến việc dần tạo cho người xem sự "chấp nhận" dần dần với quảng cáo. Cácquảng cáo hiện nay vẫn chủ yếu được phát theo kiểu: VTV cho gì thì khán giả phảixem nấy. Trên thực tế, nhiều quảng cáo của truyền hình khá "phản văn hóa", gâykhó chịu cho người xem. Theo anh Tuấn, giá như TVAd quan tâm hơn nữa đến chấtlượng các đoạn phim, clip quảng cáo thì có lẽ người xem sẽ dần dần "có cảm tình"hơn với quảng cáo. Nhiều khi lên mạng xem các clip quảng cáo của nước ngoài mà...phát thèm. Những đoạn quảng cáo đó vừa mang đến hiệu ứng quảng bá sản phẩm caolại vừa mang đến những phút thư giãn thoải mái cho người xem.

Về sự việc liên quanđến đoạn quảng cáo máy lọc nước Kangaroo, bà Vũ ThịHường -Trưởng phòng Maketing của công ty Kangaroo thì được biết: "Thực ra đoạnquảng cáo đó đã được công ty phát nhiều lần trên đài truyền hình Hà Nội. Tuynhiên đến lần này có lẽ do cường độ phát sóng liên tục chỉ trong một đêm nên đãvấp phải sự phản ứng dữ dội từ khán giả. Tuy nhiên xét về nội dung, hình ảnh mẫuquảng cáo là phù hợp, sản phẩm đăng ký quảng cáo có đầy đủ hồ sơ và giấy phépquảng cáo. Trên thực tế Kangaroo là một sản phẩm đã chiếm thị phần khá lớn hiệnnay ở mặt hàng máy lọc nước. Sau sự việc này dù chưa thể tổng kết được một cáchđầy đủ hiệu ứng của chương trình trên, thế nhưng với việc thương hiệu Kangaroobất ngờ nhận được sự quan tâm nhiều như hiện nay, sẽ thúc đẩy công ty ngày càngđẩy mạnh việc nâng cao chất lượng của sản phẩm" (!?)

Hiện nay trênWebsite chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam, Trung tâm quảng cáo và dịch vụTruyền hình (TVAd), cho biết đã họp và kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệmtrong việc bố trí cấu trúc các mẫu quảng cáo sao cho không gây phản cảm, khóchịu cho khán giả, đồng thời sẽ cương quyết hơn nữa với những khách hàng cónhững mẫu quảng cáo dễ gây phản cảm. TVAd cũng đã thẳng thắn thừa nhận việc phátsóng quảng cáo của cùng một ngành hàng trong cùng một nhà sản xuất với tần suấtlặp lại nhiều lần vào thời điểm nghỉ giữa hai hiệp đấu của trận chung kếtChampions League, rạng sáng 01h45 phút ngày 29/5/2011 trên kênh VTV3 của ĐàiTHVN đã gây phản cảm và bức xúc đối với khán giả truyền hình. Đây là tình huốnglần đầu tiên TVAd gặp phải và là một sự việc rất đáng tiếc.

Và cũng có lẽ là lầnđầu tiên TVAd dám nhận trách nhiệm một cách công khai về sự cố quảng cáo. Tuynhiên với sự quản lý lỏng lẻo, cộng với việc chất lượng các chương trình quảngcáo không hề có dấu hiệu cải thiện như hiện nay thì theo cách nói vui của nhiềungười: TVAd cũng nên lập một chuyên mục riêng chỉ để nhận trách nhiệm sau mỗichương trình quảng cáo.

Pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16/11/2001 đã quy định về việc quảng cáo trên báo chí: "Báo hình được quảng cáo không quá 5% thời lượng của chương trình, trừ kênh chuyên quảng cáo; mỗi đợt phát sóng đối với một sản phẩm quảng cáo không quá 8 ngày, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; mỗi ngày không quá 10 lần; các đợt quảng cáo cách nhau ít nhất 5 ngày; không quảng cáo ngay sau hình hiệu, trong chương trình thời sự”.

Theo Phạm Khoa

Đời sống và Pháp luật



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.